09/09/2019 12:32 GMT+7

Khai giảng ở đại học: truyền cảm hứng, được không?

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Mấy tuần nay, các trường đại học đã và sẽ liên tục tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Thật ra với hầu hết sinh viên, nhiều năm qua lễ khai giảng không chút ấn tượng, thậm chí có bạn không hề quan tâm và không cần biết đến sự kiện này.

Khai giảng ở đại học: truyền cảm hứng, được không? - Ảnh 1.

Dự lễ khai khóa năm 2015, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân đã trao đổi với sinh viên về chủ đề: “Sự phát triển của khoa học và công nghệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” khơi gợi được nhiều cảm xúc cho sinh viên - Ảnh: TR.H.

Mới đây, buổi khai giảng của một trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM được thiết kế chương trình suốt cả buổi sáng với hai phần lễ và hội khá hoành tráng. 

Tuy nhiên phần lễ được dành khoảng 2 giờ đồng hồ với hàng loạt lễ nghi, giới thiệu gần 20 khách mời, bài diễn văn của hiệu trưởng dài đến 3.000 chữ, trong đó giới thiệu từ triết lý giáo dục đến hàng loạt "thành quả phấn khởi" của nhà trường với chi chít con số. Phần hội kéo dài 2 giờ tạo cảm giác thoải mái hơn cho sinh viên nhưng vẫn là các nội dung "rất quen" như gian hàng, triển lãm...

Một trường đại học (ĐH) khác cũng thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM thiết kế chương trình lễ khai giảng với 10 nội dung nhưng có đến năm phát biểu (hiệu trưởng, lãnh đạo, khách mời, cựu sinh viên, tân sinh viên), rồi đến khen thưởng và trao học bổng là... xong! 

Thực tế lễ khai giảng như trên diễn ra ở hầu hết các trường ĐH. Do vậy, dịp khai giảng các trường đều phải... huy động vài trăm sinh viên đến dự.

Từ đây, nhìn vào lễ khai khóa hiện nay của ĐH Quốc gia TP.HCM hằng năm, một sự kiện truyền thống, mang bản sắc riêng của ĐH này, qua đó khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của sinh viên khi được học tập tại đây, có thể lấy ra làm ví dụ cho việc cần thay đổi.

Từ năm 2012 đến nay đã có 7 lễ khai khóa được tổ chức, đều là những sự kiện ấn tượng. Mỗi năm là một chủ đề có sức thu hút và thiết thực, với cách thức mời một chính trị gia cấp cao hoặc nhà khoa học nổi tiếng đến tham dự và làm diễn giả. 

Các bạn trẻ còn có cơ hội nghe các sinh viên xuất sắc chia sẻ kinh nghiệm học tập, rèn luyện... khá sinh động. Những thông điệp của các diễn giả thực sự đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và truyền cảm hứng, khơi dậy động lực, ý chí phấn đấu trong học tập, rèn luyện cho sinh viên.

Chưa hết, từ lễ khai khóa năm 2013, âm nhạc cổ điển còn vang lên trong buổi đón chào tân sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM. "Đây là lễ khai giảng thú vị nhất mình từng được tham gia" - nhiều sinh viên có mặt hồ hởi cho biết. Đây chính là ý tưởng của lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM và đã trở thành thông lệ hằng năm, dù không mới so với các nước nhưng đem lại rất nhiều cảm xúc đặc biệt cho sinh viên.

Như thế, lẽ ra khai giảng phải là ngày hội văn hóa của nhà trường, một hoạt động đáng nhớ của đời sinh viên và cơ hội để nhà trường tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng cho sinh viên. Kể ra những dẫn chứng đối lập để nêu lên băn khoăn: Khai giảng ở ĐH: truyền cảm hứng, được không? - liệu có là câu hỏi khó cho các trường ĐH?

'Kiểm định và xếp hạng đại học hiện nay khuyến khích gian dối'?

TTO - Nhiều chuyên gia cho rằng với việc kiểm định và xếp hạng đại học hiện nay tại Việt Nam sẽ khiến dư luận hiểu sai về chất lượng thật của trường và khiến các trường gian dối.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp