Các ĐB cũng cho rằng trong lĩnh vực dạy nghề lâu nay còn tồn tại nhiều vấn đề, có một nguyên nhân quan trọng là do chính sách đối với dạy nghề và người học nghề chưa đủ sức thu hút. Cũng vì vậy, theo các ĐB, Luật dạy nghề cần đưa ra những chính sách hợp lý để thu hút, khuyến khích người học nghề, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
“Đối với người học nghề, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ, cấp học bổng, miễn giảm học phí...” - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của QH Trần Thị Tâm Đan cho biết.
Cũng theo bà Tâm Đan, dự thảo lần này đã bổ sung nhiều chính sách cụ thể như các cơ sở dạy nghề được bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng.
Ngoài ra, Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất trong các hộ nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác… được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm. Đồng thời, dự luật lần này cũng bổ sung qui định thành lập Quĩ hỗ trợ học nghề để hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề.
Đồng tình với việc bổ sung các qui định về liên thông đào tạo, ĐB Trần Đình Long (Đắc Nông) đề nghị cần phải qui định chi tiết, cụ thể các vấn đề liên quan. Theo các ĐB, đây là vấn đề hết sức cần thiết vì nhiều thanh niên không muốn chọn học nghề do không nhìn thấy cơ hội để tiếp tục học lên, phát triển học vấn của mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận