18/12/2017 19:43 GMT+7

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài

NAM TRẦN - TIẾN LONG
NAM TRẦN - TIẾN LONG

TTO - Khi dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, lực lượng tháo dỡ phát hiện kết cấu bê tông cốt thép khá đặc biệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đó chỉ là bê tông cốt thép ứng lực trước hay bê tông dự ứng lực.

Phát hiện thiết kế thép lạ khi tháo dỡ thủy đài tại TP.HCMPhát hiện thiết kế kết cấu thép đặc biệt khi tháo dỡ thủy đài tại TP.HCM - Video: NAM TRẦN

Ông Nguyễn Văn Hòa, chỉ huy trưởng đội tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, cho biết trong quá trình tháo dỡ đã phát hiện kết cấu thép xây thủy đài khá đặc biệt.

Cụ thể, theo như quan sát mỗi thanh thép bên trong sẽ gồm nhiều thanh thép 6 nhỏ xếp lại, đổ bê tông bên trong và được bọc lại bởi một lớp thép khác bên ngoài, tạo thành một khối thép hình trụ liên kết với nhau.

Lực lượng thi công tại đây cho rằng thay vì chỉ dùng những thanh thép đơn, việc kết hợp nhiều thanh thép 6 và bọc lại như vậy sẽ tạo sự liên kết tốt hơn, tạo sự đàn hồi trong kết cấu thủy đài. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia lĩnh vực xây dựng cho hay kết cấu thép tháo dỡ thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q. Bình Thạnh,TP.HCM) gọi là kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước. 

Đây không phải là kết cấu vật liệu mới mà tất cả hệ thống bể nước căng vòng, khối tích lớn trên thế giới đều có kết cấu thép này. Tuy nhiên, do kết cấu thép xây dựng nhà ở thông thường không sử dụng nên nhiều người thấy lạ. 

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài - Ảnh 2.

Với kết cấu này, bên trong mỗi trụ sắt có rất nhiều thanh thép gồm 6 thanh nhỏ xếp thành và được bọc bởi một lớp thép bên ngoài - Ảnh: NAM TRẦN

PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, nguyên phó giám đốc Sở Xây dựng, cho biết kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, còn gọi là kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước, hay bê tông tiền áp, hoặc bê tông dự ứng lực. 

Với những bồn tròn chứa nước (thủy đài), để chịu được áp lực nước chứa từ phía trong ra, khi thi công phải ép bê tông lại. 

Muốn ép bê tông lại, người ta sử dụng các sợi thép cường độ cao để căng trong những ống kim loại (thường là nhôm). 

Thường những ống thép này được cuộn dọc các đai để giữ miệng lại. Thép thông thường chịu lực 3000kg/cm2, còn thép cường độ cao có thể chịu lực 12.000kg - 15.000kg/cm2. Hiện nay, thép cường độ cao có khả năng chịu lực đã tăng lên 18.000kg/cm2.

Theo ông Hiệp, công trình chịu áp suất nước rất mạnh nên thông thường sau khi bó các sợi thép cường độ cao, người ta sẽ bơm vữa xi măng vào để thép không rỉ theo thời gian và tăng khả năng chịu lực . 

TS. Hoàng Bắc An, giảng viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, kết cấu bê tông cốt thép ứng lực được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp và hạ tầng giao thông, nhất là trong các công trình vượt nhịp lớn (cầu, sàn phẳng,…). 

Người ta kéo các sợi thép ứng lực trước tạo biến dạng ngược so với khi chịu tải trọng do đó kết cấu này có khả năng chịu tải, vượt nhịp lớn hơn so với kết cấu thông thường. 

Tùy theo thiết kế, người ta sẽ tính toán số lượng sợi thép, bó cáp, bố trí chúng theo yêu cầu làm việc. 

Sử dụng kết cấu này sẽ tiết kiệm vật liệu (bê tông, thép…), cấu kiện sẽ thanh – mảnh hơn, vượt nhịp lớn, tiết kiệm không gian hơn.  

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài - Ảnh 3.

Những thanh sắt được đan vào nhau tại thành thủy đài - Ảnh: NAM TRẦN

Thủy đài đường Nguyễn Văn Đậu đang trong quá trình dựng giàn giáo để tháo dỡ từ ngày 21-12 và dự kiến hoàn thành trong vòng hai tháng.

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài - Ảnh 4.

Kết cấu bê tông cốt thép ứng lực được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp và hạ tầng giao thông, nhất là trong các công trình vượt nhịp lớn - Ảnh: NAM TRẦN

Còn thủy đài trên đường Nguyễn Văn Tráng, Q.1, đã được tháo dỡ xong phần nắp và bắt đầu xuống phần thành.

Ông Trần Ngọc Hùng, chỉ huy trưởng đội tháo dỡ thủy đài này cho biết, đội đang tháo dỡ 1 trong 2 thủy đài cạnh nhau. Dự kiến việc tháo dỡ này sẽ xong sau 3 tháng.

Ba thủy đài này nằm trong 7 thủy đài được UBND TP.HCM thống nhất tháo dỡ để xây dựng các dự án bãi xe cao tầng phục vụ nhu cầu người dân.

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài - Ảnh 5.

Thủy đài tại đường Nguyễn Văn Đậu, Q. Bình Thạnh - Ảnh: NAM TRẦN

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài - Ảnh 6.

Thủy đài này đang trong quá trình lắp giàn giáo và che chắn để tiến hành tháo dỡ trong vài ngày tới - Ảnh: NAM TRẦN

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài - Ảnh 7.

Một trong hai thủy đài trên đường Trần Văn Tráng, Q.1, bắt đầu được tháo dỡ - Ảnh: NAM TRẦN

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài - Ảnh 8.

Hiện tại phần nắp thủy đài đã được đập để trơ ra những lưới thép xung quanh - Ảnh: NAM TRẦN

Kết cấu bê tông dự ứng lực làm khó thợ tháo dỡ thủy đài - Ảnh 9.

Ông Trần Ngọc Hùng, chỉ huy trưởng đội tháo dỡ thủy đài trên đường Trần Văn Tráng cho biết, việc khó khăn nhất trong tháo dỡ chính là hai thủy đài nằm ở giữa khu dân cư nên công tác tháo dỡ phải rất cẩn thận - Ảnh: NAM TRẦN

NAM TRẦN - TIẾN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp