13/03/2019 10:01 GMT+7

Kể câu chuyện hi sinh của nhà báo Nhật Tanako: 'Tôi tự hào viết ra sự thật'

NGUYỄN TRƯỜNG UY thực hiện
NGUYỄN TRƯỜNG UY thực hiện

TTO - Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, phóng viên Nhật Takano Isao đã hi sinh. Một đồng nghiệp khác sát cạnh Takano ngày ấy là Goro Nakamura 40 năm qua vẫn tiếp tục kể câu chuyện tiếp nối.

Kể câu chuyện hi sinh của nhà báo Nhật Tanako: Tôi tự hào viết ra sự thật - Ảnh 1.

Ông Goro nói chuyện về Takano với sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM - Ảnh: N.T.U.

Nhà báo vừa trở lại Việt Nam cùng bạn bè tổ chức nói chuyện, triển lãm ảnh ở TP.HCM về sự nghiệp của (1943 - 1979) và viếng bia tưởng niệm Takano ở Lạng Sơn.

Ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về hành trình tiếp nối Takano sau ngày người đồng nghiệp quả cảm nằm lại ở Việt Nam trong .

Định mệnh và tình người

* Nhiều năm qua, bạn bè của ông và nhiều người Việt vẫn đến thắp hương ở bia tưởng niệm Takano, dù tro cốt của Takano đã được đưa về Nhật chôn ở chân núi Zaou (tỉnh Miyagi) - quê hương ông ấy. Năm nay ông đi cùng một đoàn, điều gì khiến ông và bạn bè vẫn gắn bó với Takano như vậy dù đã 40 năm trôi qua?

- Tôi nghĩ đó là tình người, hay là định mệnh. Takano và tôi đã đi cùng nhau ở Lạng Sơn ngày ấy. Xe của Takano vượt lên trước và anh bị bắn. Như là anh hi sinh thay cho tôi. Tôi nghĩ đó là định mệnh.

Những gì tôi đã làm, đã nghĩ về Takano suốt 40 năm qua cũng như bây giờ tôi đang có mặt ở đây cũng là định mệnh.

Những lần giỗ Takano là lúc tôi nhớ Takano nhất. Năm nay giỗ 40 năm, tôi nghĩ phải làm gì đó ý nghĩa hơn, đó là lý do tôi sang Việt Nam.

Tôi cũng nghĩ rằng không lần này thì khó có lần khác, bởi đến lần giỗ 50 năm, lúc đó tôi 88 tuổi rồi, liệu không biết lúc đó tôi còn cơ hội nữa không.

* Ở Nhật bây giờ còn nhiều người nhắc nhớ Takano không?

- Sau khi Takano hi sinh (7-3-1979), báo Akahata (Cờ Đỏ) - nơi Takano làm việc - viết khá nhiều về sự hi sinh của anh ấy. Năm tháng trôi qua, thông tin về Takano vơi dần trên báo chí Nhật. Cho nên nay tôi muốn làm điều gì đó.

Thời gian có thể xóa nhòa nhiều thứ, nhưng ký ức về Takano trong đồng nghiệp và trong tôi thì vẫn còn nguyên.

Cuộc chiến vệ quốc 1979 và cái chết của phóng viên Nhật Takano

TTO - 2 ngày sau khi bành trướng Trung Quốc tuyên bố “rút quân” khỏi Việt Nam, Takano Isao, phóng viên chiến trường người Nhật Bản, đã bị bắn xuyên qua thái dương trong cơn mưa đạn và pháo kích của Trung Quốc ngay nội thành thành phố Lạng Sơn.

* Sau khi rời Lạng Sơn, hẳn ông mang theo trong mình nhiều ký ức về đạn bom, về tan hoang, về nạn nhân... 40 năm rồi, ông đã nguôi ngoai chứ, ông có còn những giấc mơ về chiến tranh?

- Nguôi ngoai thì bớt, nhưng nỗi nhớ vẫn cứ lặp lại. Thời gian đầu tôi đau buồn lắm.

Rời chiến trận, tôi bị ám ảnh. Dường như đêm nào tôi cũng nằm mơ. Trong đời sống thường nhật của tôi ngày ấy, mọi âm thanh to chát chúa đều khiến tôi phản xạ.

Bạn biết không, tiếng súng đạn ngày ấy cứ lởn vởn trong tôi, nhất là tiếng pháo nổ. Có nhiều lúc đang đi trên đường, nghe một âm thanh bất thường là tôi giật mình, tưởng như những âm thanh súng nổ năm xưa.

Như hôm rồi, tôi thăm địa đạo Củ Chi, đột nhiên nghe những tiếng súng vang lên, tôi lại giật mình. Khi biết đó chỉ là bãi bắn cho khách du lịch, tôi mới yên tâm.

Kể câu chuyện hi sinh của nhà báo Nhật Tanako: Tôi tự hào viết ra sự thật - Ảnh 3.

Máy ảnh Takano dùng để tác nghiệp tại biên giới phía Bắc năm 1979

Hàn gắn vết thương vì mong mỏi hòa bình

* Cho đến bây giờ, khi nghĩ về Takano, ông nghĩ nhiều về điều gì nhất?

- Takano luôn trở về trong cả suy nghĩ hay những giấc mơ của tôi là hình ảnh đẹp. Anh là phóng viên chiến trường xuất sắc, chuyên nghiệp. Đó là một con người, một nhà báo bình dị. Anh hi sinh vì nghề, vì chính nghĩa.

Dần dần, hình ảnh chiến tranh, đạn bom thưa dần trong những giấc mơ của tôi, thay vào đó là hình ảnh đẹp của Takano như sự nhắc nhở.

Những hoạt động hậu chiến mà tôi và các đồng sự triển khai hướng về ngày mai cứ cuốn tâm trí tôi, khiến tôi luôn mơ về nó, đó là những giấc mơ hòa bình.

* Có phải đó cũng là khát khao hòa bình vì người Nhật cũng đã từng hứng chịu đạn bom và đến nay di chứng vẫn còn?

- Người Nhật cũng như người Việt đã từng hứng chịu đạn bom, cho nên chúng ta hiểu được giá trị của hòa bình.

Với người Nhật, chúng tôi muốn hàn gắn vết thương Hiroshima và Nagasaki cũng là vì chúng tôi đã hiểu được đau thương của chiến tranh và mong mỏi hòa bình như thế nào.

Việt Nam dân số trẻ, khác với Nhật Bản có dân số già, người già như chúng tôi, nhất là người như tôi đã trải qua chiến tranh và làm phóng viên chiến trường, hiểu nhất và mong mỏi nhất về hòa bình.

* Nếu không có gì riêng tư, ông có thể cho biết ông nói gì trước bia tưởng niệm Takano?

- Tôi thì thầm với anh ấy rằng: "Anh đã rất vất vả rồi, bây giờ từ chốn thiên đường anh hãy dõi theo những gì chúng tôi làm nhé!".

Sứ mệnh sự thật

* Những gì ông làm để Takano "dõi theo" là gì? Trở về Nhật năm 1979, ông tiếp tục sự nghiệp báo chí của mình như thế nào?

- Rời Việt Nam trở về Nhật, tôi làm nhà báo tự do.

Tôi viết khá nhiều, đó là những ghi chép về những gì tôi đã trải qua, về những người dân đáng thương trở thành nạn nhân của súng đạn mà tôi đã tận mắt chứng kiến ở biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.

Tôi cũng xuất bản sách về những gì tôi đã thấy và đã sống cùng những ngày đó. Tôi coi đó là sứ mệnh phải viết và tự hào vì điều đó.

* Trở lại Lạng Sơn, ông thấy vùng đất xưa thay đổi nhiều không?

- Hoàn toàn khác xưa. Như Đồng Đăng bây giờ thay đổi nhiều quá, không còn nhận ra nơi hoang tàn năm xưa. Sự thay đổi đó là một minh chứng của giá trị hòa bình.

* Chắc hẳn rằng thời gian làm phóng viên chiến trường ở Lạng Sơn có vị trí dấu ấn trong sự nghiệp báo chí của ông. Ông rút ra bài học gì từ những ngày tháng đó cho nghề nghiệp của mình?

- Những ngày tác nghiệp đó đi theo cả đời tôi cho đến bây giờ. Đó là bài học nhắc nhở về điều cơ bản của nghề báo: đi tìm sự thật, đứng về phía chính nghĩa.

Nghề nghiệp của tôi, của chúng ta - tôi và bạn - là sự xác tín không được bẻ cong sự thật. Tôi tự hào mình đã mang sứ mệnh đó khi có mặt ở Lạng Sơn và cho đến bây giờ, luôn viết ra sự thật.

Ám ảnh với nạn nhân chất độc da cam

* Những hoạt động hậu chiến của ông, ngoài viết báo và sách, đó là gì?

- Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Tôi cũng bị ám ảnh với số lượng lớn người Việt trở thành nạn nhân của chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải trong chiến tranh Việt Nam.

Ở Nhật không có nhiều người theo đuổi về việc này, nhiều người đã hỏi tôi về việc đó. Tuần này cũng có chương trình truyền hình ở Tokyo phát phim tài liệu về chất độc da cam, trong đó có những việc mà tôi và các cộng sự tham gia.

Tôi đã tham gia kháng nghị phản đối phán quyết của tòa án Mỹ liên quan bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Tôi cũng tham gia hội thảo, làm báo cáo khoa học để vận động và làm cơ sở khẳng định cần có sự công bằng và thực thi luân lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Tôi tham gia tổ chức các giải chạy marathon vì nạn nhân chất độc da cam. Tôi còn ấp ủ tổ chức giải ở cả Hàn Quốc là nơi từng có người lính tham chiến ở chiến trường Việt Nam trước năm 1975.

takano

Ông Goro đọc số báo Tuổi Trẻ viết về cuộc chiến tranh vệ quốc phía Bắc năm 1979 - Ảnh: N.T.U.

Rời Lạng Sơn năm 1979, ông Goro Nakamura tiếp tục làm báo, chụp ảnh. Ông từng là phó giám đốc Viện Ảnh hiện đại, hợp tác nghiên cứu tại Viện nghiên cứu môi trường của Đại học Keiai, từng là giáo sư khoa nghiên cứu địa phương của Đại học Gifu.

Ông năm nay 78 tuổi, hiện là nhà báo tự do tại Nhật.

TTO - Sáng 18-8, nhiều bộ sách đồ sộ được giới thiệu ở HN như Văn hoá biển đảo VN, 400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN, Lược sử Việt ngữ học... nhưng bộ Lịch sử VN thu hút sự quan tâm nhất...

NGUYỄN TRƯỜNG UY thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp