13/01/2023 15:16 GMT+7

Karaoke tấn công trường học, bệnh viện

Trường bạn tôi ở ngay trung tâm, có lúc bị nhà đối diện hát karaoke mở âm thanh quá lớn cũng đành chịu thua. Địa phương có hay cũng bảo ráng chút, họ hát mệt rồi nghỉ!

Karaoke tấn công trường học, bệnh viện - Ảnh 1.

Bạn trẻ hát karaoke tại nhà (quận Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thầy trò bị karaoke làm phiền

Đối diện trường tôi dạy học có mấy gia đình rất thích hát karaoke. Họ thay phiên hát suốt ngày. Học sinh vừa vào tiết 1 (cả sáng và chiều) đã nghe tiếng nhạc cất lên rồi. Bài học có hấp dẫn đến đâu, lời giảng của thầy cô có lôi cuốn đến đâu cũng không làm học sinh tập trung được.

Hết ai oán "Xuân này con không về" lại "Tết, tết, tết đến rồi", trò cứ nhẩm theo bài hát. Có lần học sinh vào đợt kiểm tra học kỳ, nhà kia bên đường hát lớn tiếng, loa mở hết cỡ, cách hàng chục mét các em không tài nào tập trung. 

Thầy cô coi kiểm tra có lúc còn bị chi phối bức bối huống gì các em. Những ngày nhà hàng xóm có đám tiệc, cưới hỏi... thầy cô càng khó giảng hơn khi học trò bên dưới hát theo "em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời", "tình là tình nhiều khi không mà có...".

Chuyện bên ngoài phạm vi trường học, nhà trường chỉ biết nhắc thầy cô đóng cửa sổ, tăng công suất giọng nói, chọn nhiều phương pháp giảng dạy để tránh cho các em khỏi phân tâm.

Trường bạn tôi ở ngay trung tâm, có lúc bị nhà đối diện hát karaoke mở âm thanh quá lớn cũng đành chịu thua. Địa phương có hay cũng bảo ráng chút, họ hát mệt rồi nghỉ!

Không thể lấy lý do chưa có máy để đo tiếng ồn mà không xử lý được nạn này. Nhắc nhở nhiều lần là đến chế tài nghiêm khắc. Có như thế mới mong từng bước giảm hát hò mất trật tự, làm phiền mọi người.

Nghe tiếng ồn phát mệt

Người quen của tôi, một nhân viên cơ sở y tế, cho biết gần cơ quan anh không có cưới hỏi, lễ lạt gì mà cứ đôi ba ngày lại có hộ mở loa hướng ra ngoài thi nhau hát. Người khỏe như anh nghe tiếng ồn lớn còn phát mệt huống chi bệnh nhân. 

Khi được hỏi sao không chỉnh âm thanh vừa đủ nghe khỏi phiền người bệnh, gia chủ trả lời hồn nhiên: cách mấy mươi mét, phòng ốc toàn cửa kiếng làm sao bị ảnh hưởng!

Tôi cũng từng chọn hình thức góp ý nhẹ nhàng nhất là đợi khi hàng xóm vui vẻ tôi khen bộ loa âm thanh của họ công suất quá khủng, đứng xa hàng 50m vẫn nghe đủ tiếng bổng tiếng trầm. 

Tiếp đó, tôi nói gần nói xa rằng với công suất đó chỉ cần sử dụng 1/3 là quá hay, bà con xung quanh cũng vui. Nào ngờ, chủ dàn âm thanh trả lời: Mua gần 10 triệu đồng mà chơi có 1/3 công suất thì mua làm gì?

Né loa karaoke để tránh bị điếc

Tôi có lần bận công việc về khuya, giật mình vì thấy đoạn đường và vỉa hè có rất nhiều mảnh chai bia bị đập nát văng đầy đường, mùi bia nồng nặc. Một em dân phòng đang gom mảnh chai cho biết vừa mới xảy ra một vụ "hỗn chiến" khi giành nhau hát.

Lại có lần đi ngang qua dàn loa phát âm thanh cực lớn, về nhà lỗ tai tôi lùng bùng lâu mới hết. Từ đó tôi luôn tìm cách né các dàn loa khủng hát karaoke khi gặp và dặn dò người trong gia đình phải cẩn thận né tránh kẻo bị điếc.

Những người thích hát karaoke cho rằng họ có quyền tự do hát hò, không pháp luật và người dân nào ngăn cấm được. Họ cũng viện cớ hát trong khung giờ quy định. Đa số những buổi hát karaoke đều có rượu bia nên bà con rất ngại góp ý với người say. 

Những ngày nghỉ lễ, Tết việc hát karaoke làm phiền lòng hàng xóm còn nhiều hơn nữa.

Hát karaoke Hát karaoke 'Đắp mộ cuộc tình': Đắp gì mà từ sáng đến tối, ngày này qua ngày khác

Bạn đọc Ngọc phản hồi trên Tuổi Trẻ Online: 'Đắp mộ cuộc tình' đắp cả chục năm chưa xong và cũng chưa xử lý được người 'đắp mộ'. Việc thực thi pháp luật không nghiêm nên dân cứ bị tra tấn suốt, nhiều vụ giết người cũng vì tiếng ồn karaoke'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp