27/10/2016 10:41 GMT+7

Justin Timberlake phạm luật vì selfie khi bầu cử tổng thống Mỹ?

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Có vẻ như nam ca sĩ, diễn viên Timberlake vi phạm luật bầu cử bang Tennessee khi anh tung lên mạng xã hội bức ảnh chụp selfie tại điểm bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Ca sĩ, diễn viên Justin Timberlake tại buổi công chiếu lần đầu phim hoạt hình Trolls (Quỷ lùn) tại Los Angeles, California, Mỹ. Justin Jimberlake tham gia lồng tiếng cho phim này - Ảnh: Reuters
Ca sĩ, diễn viên Justin Timberlake tại buổi công chiếu lần đầu phim hoạt hình Trolls (Quỷ lùn) tại Los Angeles, California, Mỹ - Ảnh: Reuters

Ngày 24-10, nam ca sĩ Timberlake tung bức ảnh lên mạng xã hội Instagram, nơi anh có hơn 37 triệu người theo dõi. Kèm theo bức ảnh là dòng chú thích cho biết anh từ Los Angeles trở về quê nhà Memphis để tham gia bỏ phiếu sớm.

Tuy nhiên, luật pháp bang Tennessee cấm cử tri không được ghi âm, chụp ảnh hay quay phim bên trong khu vực bỏ phiếu.

Một người bị kết án vi phạm luật bầu cử có thể sẽ phải ngồi tù tới 30 ngày và bị phạt 50 USD theo luật bang Tennessee.

Bức ảnh ca sĩ, diễn viên Timberlake tung lên mạng xã hội Instagram cho thấy anh đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay - Ảnh: Chụp lại từ màn hình
Bức ảnh ca sĩ, diễn viên Timberlake tung lên mạng xã hội Instagram cho thấy anh đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay - Ảnh: Chụp lại từ màn hình

Ngày 25-10 văn phòng luật sư hạt Shelby cho biết họ đang đánh giá vấn đề. Tuy nhiên sau đó luật sư Amy Weirich -người đứng đầu cơ quan tư pháp ở hạt Shelby - bác bỏ thông tin cơ quan chức năng đang điều tra sự việc của ca sĩ Justin Timberlake.

Theo Reuters, bà Amy Weirich cho biết: "Hiện không ai ở văn phòng chúng tôi đang điều tra việc này".

Đại diện của ca sĩ Timberlake không phản hồi gì về sự việc. Timberlake cũng đã xóa bức ảnh khỏi mạng xã hội.

Trong bối cảnh nở rộ các thiết bị quay phim trên điện thoại di động và mạng xã hội, tại nhiều bang của Mỹ xảy ra những tranh cãi liên quan tới các quy định cấm chụp ảnh trong các phòng bỏ phiếu và chia sẻ hình ảnh về những lá phiếu được đánh dấu chọn.

Nhiều người Mỹ cho rằng việc cấm cử tri chụp ảnh những lá phiếu đánh dấu chọn của họ và chia sẻ trên mạng xã hội là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận được quy định trong hiến pháp Mỹ. 

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp