Liên hợp quốc tin rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria - Ảnh: GBTimes |
Theo Sky, cho tới nay thế giới ghi nhận thực tế IS đã sử dụng khí mù tạt (mustard gas) và chlorine (Cl2) trên chiến trường tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên một nhóm các chuyên gia an ninh cảnh báo tổ chức khủng bố này đã lập riêng một nhánh nghiên cứu chuyên biệt để chế ra những loại vũ khí hóa học tối tân nhất, đồng thời cũng tăng cường chiêu dụ các nhà khoa học trên toàn thế giới.
Tuy nhiên họ không tiết lộ cụ thể hơn, ví như có bao nhiêu người làm việc trong đó hay ngân sách hoạt động của chúng ra sao.
Thông tin này cộng hưởng với những cảnh báo thủ tướng Pháp Manuel Valls đưa ra khi ông phát biểu trước quốc hội Pháp rằng IS có thể đã tiến hành các vụ tấn công ở đâu đó bằng vũ khí hóa học và sinh học. Tuy nhiên thủ tướng Pháp không nói về một nguy cơ cụ thể nào.
Ông Hamish de Bretton-Gordon, cựu sỹ quan chỉ huy của Trung đoàn Hạt nhân, Phóng xạ, Sinh học và Hóa chất của Anh cho rằng, rất nên xem trọng lời cảnh báo của ông Manuel Valls.
Ông Hamish de Bretton-Gordon nói: “Chúng tôi đã chứng kiến IS sử dụng các loại vũ khí hóa học như chlorine tại Syria và đó là nguy cơ có thể được sử dụng để gieo rắc nỗi kinh hoàng trên các thành phố châu Âu và bất cứ nơi nào khác”.
Cũng theo ông Hamish de Bretton-Gordon, giới chuyên gia vũ khí hóa học cũng biết IS đã xem xét tới khả năng sử dụng các loại vũ khí sinh học như vi khuẩn bệnh than bacillus anthracis (anthrax) và chất độc ricin (loại protein thực vật cực độc trong hạt thầu dầu).
Dù vậy chuyên gia này cho rằng ông không nghĩ IS có khả năng triển khai các loại vũ khí hóa học và sinh học đó bên ngoài lãnh thộ Iraq và Syria, do đó chúng ta không nên “lo lắng quá mức”.
Còn theo người đứng đầu ủy ban an ninh quốc phòng của quốc hội Iraq, Hakim al Zamili, IS đã lôi kéo các chuyên gia về vũ khí hóa học Iraq, những người từng một thời phục vụ dưới quyền tổng thống Saddam Hussein, về đầu quân cho chúng.
Không chỉ thế, IS còn lôi kéo các chuyên gia hóa chất từ những nước khác như ở Chechnya và khu vực Đông Nam Á.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận