01/02/2024 22:21 GMT+7

Iran đang hậu thuẫn những nhóm nào ở Trung Đông?

Mạng lưới những tổ chức, những nhóm phiến quân được cho là do Iran hậu thuẫn có mặt ở khắp Trung Đông, từ Iraq, Iran, Syria, Jordan, Lebanon, Yemen, Dải Gaza, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một tay súng của lực lượng bán quân sự Hashed al-shaabi đứng gác trong lễ tang của đồng đội thiệt mạng trong cuộc không kích của Mỹ nhắm vào các nhóm được Iran hậu thuẫn ở Iraq hôm 25-1 - Ảnh: CBS NEWS

Một tay súng của lực lượng bán quân sự Hashed al-shaabi đứng gác trong lễ tang của đồng đội thiệt mạng trong cuộc không kích của Mỹ nhắm vào các nhóm được Iran hậu thuẫn ở Iraq hôm 25-1 - Ảnh: CBS NEWS

Ông Baraa Shiban - thành viên của Viện Dịch vụ thống nhất hoàng gia (RUSI), một tổ chức tư vấn quốc phòng và an ninh của Anh - nói với Đài CBS News rằng hiện có khoảng 40 nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn ở khu vực Trung Đông, bao gồm phiến quân Houthi ở Yemen và tổ chức Hồi giáo Hezbollah ở Lebanon.

Trong khi đó, theo CNN, các nhóm phiến quân do Iran hậu thuẫn đã thực hiện hàng chục cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ ở Iraq kể từ khi cuộc chiến ở Dải Gaza bùng nổ hôm 7-10-2023. Đáp trả lại, Washington cũng trả đũa Iran bằng các cuộc không kích.

Vào ngày 23-1, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố tấn công 3 cơ sở được cho là có liên kết với các nhóm vũ trang thân Iran trên lãnh thổ Iraq, nhằm trả đũa vụ tấn công căn cứ không quân Ain al-Asad tại Iraq, khiến 4 binh sĩ Mỹ bị chấn thương vùng não hôm 20-1.

Đài CBS News cho biết Lực lượng Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq được cho là nhóm đứng sau vụ tấn công vào Tháp 22 ở biên giới Syria - Jordan, khiến 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, ít nhất 34 người khác bị thương.

Các nhóm chiến binh Hồi giáo ở Iraq chủ yếu tập trung vào việc kinh tài bằng buôn lậu ma túy hoặc vũ khí qua biên giới, mà không tiến hành các cuộc tấn công chống lại các lực lượng khác trong nước hoặc quốc tế trong khu vực.

Trong khi đó, các nhóm chiến binh do Iran hậu thuẫn lại có phần “hướng ngoại” hơn, trong đó, phần lớn là để đảm bảo sự tồn tại của chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ông Shiban nói rằng các nhóm này vẫn sẵn sàng đợi lệnh triệu tập trong trường hợp có một cuộc nổi dậy khác ở Syria đe dọa đến chế độ Bashar al-Assad.

Chuyên gia Shiban nhận định Iran có mối quan hệ tương đối “đa dạng” với từng nhóm, từng tổ chức và hỗ trợ họ theo nhiều cách khác nhau.

Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) - tổ chức tách biệt hoàn toàn với quân đội thông thường của Iran - điều hành các nhóm và tổ chức Hồi giáo trên khắp Trung Đông.

Các nhóm khác có cơ cấu hoạt động riêng nhưng vẫn dựa vào sự hỗ trợ của Iran, họ nhận được mọi thứ từ những loại vũ khí nhỏ cho đến những vũ khí tầm xa.

“IRGC là thành phần quan trọng nhất trong toàn mạng lưới đó và có thể ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể”, ông Shiban nói.

Ông còn tiết lộ thêm những thứ quan trọng nhất mà Iran cung cấp cho các nhóm, các tổ chức Hồi giáo này là vũ khí, tương tự như “những chiếc máy bay không người lái (drone) trong vụ tấn công căn cứ Mỹ ở biên giới Jordan”.

Đáng chú ý, trong các nhóm, các tổ chức Hồi giáo do Iran hậu thuẫn, tổ chức Hezbollah được cho là một trong những lực lượng ủy nhiệm hiệu quả nhất tại Trung Đông, theo Đài CNN.

Mặc dù chưa rõ quy mô chính xác kho vũ khí của nhóm Hồi giáo dòng Shiite này nhưng các chuyên gia ước tính Hezbollah có khoảng 150.000 đến 200.000 tên lửa, cũng như các rocket và súng cối.

Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia ở thành phố Tel Aviv nhận xét hàng trăm tên lửa của Hezbollah có độ chính xác tương đối chuẩn và sức tàn phá khá cao.

Khủng hoảng Biển Đỏ cũng có thể làm tăng lạm phát toàn cầuKhủng hoảng Biển Đỏ cũng có thể làm tăng lạm phát toàn cầu

Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ khiến thời gian vận chuyển và chi phí vận tải tăng phi mã. Nếu kéo dài, cuộc khủng hoảng có thể khiến lạm phát toàn cầu tăng 2%.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp