09/11/2015 10:10 GMT+7

​Iran chính thức bổ nhiệm nữ đại sứ đầu tiên

HẢI YẾN
HẢI YẾN

TTO - Đây được xem là bước đột phá trong cuộc đấu tranh giành nữ quyền tại quốc gia Hồi giáo Iran dưới thời Tổng thống Hassan Rouhani.

Bà Marzieh Afkham sẽ trở thành nữ đại sứ Iran đầu tiên trong vòng 36 năm qua - Ảnh: Middle East Monitor

Theo AFP, Bộ Ngoại giao Iran đã chính thức bổ nhiệm bà Marzieh Afkham, 50 tuổi, nguyên nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran làm Đại sứ nước này tại Malaysia vào ngày 8-11, chính thức đóng vai trò là cầu nối thông tin giữa Bộ Ngoại giao Iran và thế giới.

Với quyết định trên, bà Afkham trở thành nữ đại sứ đầu tiên tại Iran trong vòng 36 năm qua kể từ Cách mạng Hồi giáo 1979.

Trước khi cách mạng nổ ra, Iran cũng có nữ đại sứ đầu tiên là nghị sĩ Mehrangiz Dolatshahi, nhận nhiệm vụ tại Đan Mạch vào năm 1976.

Từng công tác 30 năm trong ngành ngoại giao, bà Afkham được biết đến với nhiều vị trí và nhiệm vụ khác nhau, từ trợ lý Bộ trưởng dưới thời Tổng thống cải cách Mohammad Khatami, cho đến vai trò người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của Bộ Ngoại giao.

Cuối tháng 8-2013, bà Afkham được bổ nhiệm làm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, trở thành nữ phát ngôn viên đầu tiên của Bộ này. Lần bổ nhiệm này cũng được nhiều người quan tâm vì đó là lúc dư luận Iran bắt đầu lên tiếng kêu gọi Tổng thống Rouhani thực hiện lời hứa ủng hộ nữ quyền khi tranh cử của mình.

Với việc bà Afkham trở thành nữ đại sứ, có thể thấy ông Rouhani đã có một bước ngoặt đáng kể trong công cuộc cải cách của mình. Động thái này được đón nhận một cách tích cực từ Tổ chức Giám sát về quyền phụ nữ Iran, các tổ chức quốc tế cũng như dư luận trong và ngoài nước.

Trước đó, ông cũng từng được người dân, đặc biệt là nữ giới Iran ủng hộ mạnh mẽ khi thể hiện quan điểm tích cực đối với vấn đề bình đẳng giới ở Iran.

Ông công khai chống lại việc tách riêng nam và nữ ở các trường đại học, hay việc cấm phụ nữ tham gia các sự kiện thể thao lớn cùng với nam giới.

Là quốc gia Hồi giáo lớn nhất trong khu vực, động thái này của Iran được đánh giá là bước tiến tích cực nhằm nâng cao uy tín quốc gia trên vũ đài chính trị quốc tế, đồng thời “làm gương” cho các cộng đồng Hồi giáo khác, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều quyền lợi cho phụ nữ Trung Đông nói chung, vốn đã gánh chịu quá nhiều thiệt thòi so với nam giới.

HẢI YẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp