Máy bay chiến đấu F-16 trong biên chế của Không quân Indonesia - Ảnh: Không quân Indonesia |
Ông nhấn mạnh: “Quần đảo Natuna là một cánh cửa, nếu cánh cửa đó không được bảo vệ thì bọn trộm có thể lẻn vào trong”.
Tuyên bố được ông Ryacudu đưa ra gần hai tuần sau khi xảy ra các vụ đụng độ giữa tàu cá Indonesia với các tàu hải cảnh của Trung Quốc trong vùng biển gần Natuna.
Tuy nhiên, việc triển khai các tiêm kích F-16 do Mỹ chế tạo đến Natuna chỉ là một phần trong kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực của Indonesia. Bộ trưởng Ryacudu cho biết phần tiếp theo trong kế hoạch bao gồm nâng cấp một sân bay quân sự, xây dựng cầu cảng, triển khai tàu chiến và binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt.
Trước đó, tạp chí chuyên về quốc phòng IHS Jane’s ngày 30-3 tiết lộ Indonesia đang có kế hoạch xây dựng căn cứ tàu ngầm thứ ba của mình trên đảo Pulau Natuna Besar, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Natuna.
Ngân sách được dành cho kế hoạch này khoảng 40 triệu USD, trong đó bao gồm cả việc xây dựng một cầu cảng mới đủ khả năng tiếp nhận các tàu chiến cỡ lớn như Sigma 10514.
Theo IHS Jane’s, hiện hải quân Indonesia đang vận hành hai tàu ngầm lớp Type 209 do Đức chế tạo. Trong thời gian tới, lực lượng này sẽ tiếp tục nhận thêm ba tàu ngầm Type 209 nữa từ Hàn Quốc và một trong số này sẽ được đưa tới Natuana.
Đánh giá về kế hoạch triển khai F-16 đến Natuna, nhà nghiên cứu Aaron Connelly tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney (Úc) cho biết: “Điều này giống như biểu dương lực lượng nhưng thành thật mà nói nó không có nghĩa lý gì cả.
Indonesia có thể sử dụng các chiêu bài ngoại giao nhưng về quân sự thì hoàn toàn không có. Jakarta cũng không thể xua đuổi quân đội Trung Quốc chỉ bằng vài máy bay F-16. Bản thân các tiêm kích này cũng chẳng thích hợp để sử dụng cho mục đích tuần tra giám sát hàng hải”.
Quần đảo Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia và do nước này kiểm soát trên thực tế. Bất đồng giữa Jakarta và Bắc Kinh xuất phát từ sự chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý xung quanh quần đảo do Indonesia tuyên bố với đường chín đoạn vô lý của Trung Quốc.
Điều này đã dẫn tới việc không ít lần các tàu của hai phía đụng độ nhau trong khu vực vùng nước xung quanh Natuna.
Lần gần đây nhất là vào ngày 20-3, khi một tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản các tàu công vụ Indonesia bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong khu vực. Jakarta sau đó đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Indonesia để phản đối hành động này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận