Thương mại trực tuyến đang đe dọa của hình thức mua hàng tại cửa hàng truyền thống. Trong ảnh, một phụ nữ Indonesia lựa quần áo tại một cửa hàng bán lẻ ở Jakarta - Ảnh: Reuters |
Dù Thái Lan và Philippines đều sở hữu tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng Indonesia mới là thị trường tiềm năng nhất, bất chấp doanh số bán hàng trực tuyến khá khiêm tốn hiện nay và số lượng người truy cập Internet đang chậm lại.
UBS cho biết ngành thương mại điện tử của Đông Nam Á sẽ tăng ít nhất 5 lần vào năm 2020, và có thể đạt 35 tỉ USD/năm. Mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á hiện chỉ chiếm 0,2% doanh số bán lẻ toàn khu vực - thấp hơn hẳn 8% của Trung Quốc và 8,7% ở Mỹ. |
Hi vọng đặt vào Indonesia dựa trên cơ sở tầng lớp trung lưu nước này ngày càng giàu có và dự đoán tốc độ người dùng web sẽ tăng ấn tượng. Công ty tư vấn Redwing dự kiến số người dùng web tại Indonesia sẽ đạt 125 triệu người vào cuối năm 2015 - trội hơn so với năm 2012 là 55 triệu người.
"Ngôi sao" mới nổi trong ngành thương mại trực tuyến Indonesia là Tokopedia - thị trường ảo cho phép người dùng thiết lập các cửa hàng trực tuyến và xử lý giao dịch.
Tháng 10-2014, Tokopedia đã đón nguồn vốn 100 triệu USD từ Ngân hàng SoftBank, Nhật Bản và Công ty Sequoia Capital, Mỹ.
Đây là nguồn vốn đầu tư vào công ty startup (mới thành lâp) lớn nhất lịch sử Indonesia, và cũng đánh dấu lần đầu tiên công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon - Sequoia đặt chân vào nước này.
Trước đó, Sequoia đã thành công khi "đỡ đầu" cho WhatsApp và Apple những ngày khởi nghiệp.
Hiện nhiều trang web thương mại khác cũng trở nên phổ biến tại Indonesia, từ trang rao vặt như Kaskus và OLX đến trang bán lẻ Lazada Indonesia - một chi nhánh của công ty được mệnh danh là "Amazon Đông Nam Á".
Lazada được thành lập năm 2012 và hoạt động tại 6 quốc gia trong khu vực này. Cuối tuần qua, nhà đầu tư khổng lồ Temasek, Singapore đã đầu tư cho Lazada 250 triệu USD.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận