04/08/2015 11:09 GMT+7

IMF: Lệnh trừng phạt có thể khiến Nga mất 9% GDP

CHIÊU VĂN
CHIÊU VĂN

TTO - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết Nga có thể mất 9% GDP vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng nền kinh tế Nga vẫn có triển vọng phục hồi.

Kinh tế Nga chịu nhiều thiệt hại vì các lệnh cấm vận của phương Tây - Ảnh: dailyrepublic.com

Kinh tế Nga đã có những dấu hiệu ổn định trở lại bất chấp áp lực lớn từ các lệnh cấm vận tài chính của phương Tây cũng như vì giá dầu giảm một thời gian dài gây ra sức ép lớn lên đồng rúp và chi tiêu của chính phủ, báo cáo công bố ngày 3-8 của IMF viết.

“Những ảnh hưởng của các lệnh cấm vận liên quan tới việc tiếp cận thị trường tài chính và các công nghệ đầu tư mới sẽ còn dai dẳng”, báo cáo viết, tổng kết một cuộc điều tra của phái bộ IMF với kinh tế Nga từ tháng 5.

Nhiều lệnh cấm vận được các nước phương Tây áp đặt hạn chế nguồn vốn từ bên ngoài cho các ngân hàng và công ty năng lượng lớn của Nga, cũng như cấm nhập khẩu các công nghệ khai thác nhiên liệu hiện đại vào nước này.

Nga đã đáp trả bằng lệnh cấm nhập khẩu hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của phương Tây.

IMF ước tính ảnh hưởng trực tiếp của các lệnh cấm vận cũng như các biện pháp trả đũa sẽ khiến Nga mất ngay lập tức từ 1-1,5% GDP, và 9% GDP trong vài năm tới.

Báo cáo cũng dự báo kinh tế Nga sẽ “tăng trưởng yếu” ở mức 1,5% hằng năm trong trung hạn. Trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, nền kinh tế Nga đang tăng trưởng ở mức 7%/năm.

“Các cải cách cấu trúc vẫn còn chậm chạp, mức đầu tư thấp và tác động của việc già hóa dân số đều ảnh hưởng tiêu cực lên bức tranh tổng thể” với kinh tế Nga, báo cáo viết.

Tuy nhiên, kinh tế Nga sẽ tăng trưởng trở lại từ năm tới do đồng rúp yếu khuyến khích xuất khẩu. Theo đó, IMF dự báo GDP Nga tăng 0,2% vào năm 2016 so với mức -3,4% của năm nay.

Lạm phát cũng đã chậm lại ở mức 12% tới cuối năm nay và 8% vào năm tới. Trong khi đó Ngân hàng trung ương Nga dự báo lạm phát ở Nga là 7% tới giữa 2016.

IMF khuyến cáo Nga tiếp tục tiến hành các cải cách tài chính và thiết lập một cơ chế gắn kết việc chi tiêu của chính phủ với giá dầu để đề phòng những đợt giảm giá dầu mạnh trong tương lai.

 

CHIÊU VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp