16/09/2017 11:31 GMT+7

Ig Nobel 2017: chữa chứng ngưng thở khi ngủ bằng… kèn thổ dân

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Ig Nobel 2017, hay còn gọi là giải Nobel ngược, vừa được trao tại trường Đại học Harvard, Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu khiến người nghe... ngã ngửa.

Ig Nobel 2017: chữa chứng ngưng thở khi ngủ bằng… kèn thổ dân - Ảnh 1.

Kèn didgeridoo được nói là có thể chữa chứng ngưng thở khi ngủ - Ảnh: Actualité Houssenia Writing

Như mọi năm, giải thưởng lần này được trao cho các nghiên cứu thú vị, hài hước nhưng sau đó khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Ig Nobel Vật lý: "Mèo vừa là vật rắn, vừa là chất lỏng?"

Marc-Antonie Fardin từ Đại học Lyon đã thắng giải Ig Nobel Vật lý vì đã sử dụng các kiến thức liên quan đến động lực học chất lỏng giải quyết thắc mắc của mình rằng "Mèo có thể vừa là chất rắn, vừa là chất lỏng hay không?", sau khi ông để ý thấy loài thú cưng này có thể thích ứng với mọi dạng vật chứa đựng nó.

Kết quả: Con mèo vừa có thể là chất rắn, vừa có thể là chất lỏng, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Con mèo trong một hộp nhỏ sẽ giống như chất lỏng khi thích ứng vừa khít với khoảng không xung quanh, nhưng khi bỏ mèo trong bồn tắm chứa đầy nước thì nó lại cố gắng làm giảm tới mức tối đa diện tích tiếp xúc của cơ thể với nước - giống đặc điểm của vật rắn. 

Ig Nobel 2017: chữa chứng ngưng thở khi ngủ bằng… kèn thổ dân - Ảnh 2.

Marc-Antonie Fardin từ Đại học Lyon đã thắng giải Ig Nobel Vật lý với nghiên cứu "Mèo có thể vừa là chất rắn, vừa là chất lỏng" - Ảnh: Reuters

Kết quả nghiên cứu này trước đó đã được đăng trên tạp chí Rheology.

Ig Nobel Hòa bình: chữa chứng ngưng thở khi ngủ bằng… kèn didgeridoo

6 nhà khoa học người Thụy Sĩ đã được trao giải Ig Nobel Hòa bình khi chứng minh rằng: thường xuyên chơi didgeridoo (loại kèn của thổ dân châu Úc) là một biện pháp hiệu quả để trị chứng ngưng thở khi ngủ và chứng ngủ ngáy. 

Việc trao giải hòa bình cho nghiên cứu này chỉ là một trò đùa, tuy nhiên thật ra có ý nghĩa rất lớn vì chứng ngưng thở khi ngủ là một căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng mà nhiều phương pháp điều trị không có tác dụng.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng bệnh nhân rất tỉnh táo vào ban ngày và ngủ ngáy ít hơn sau vài tháng luyện tập didgeridoo. Thấy lạ, họ bắt tay vào tiến hành thí nghiệm.

Nhóm nghiên cứu làm việc với 25 người phàn nàn về việc ngủ ngáy, dạy cho họ cách chơi didgeridoo và bắt họ luyện tập 6 ngày 1 tuần. Kết quả là họ tỉnh táo hơn vào ban ngày và ít gặp vấn đề về hô hấp khi ngủ vào ban đêm.

Ig Nobel Kinh tế: Giữ một con cá sấu bên mình có thể khiến bạn mê bài bạc

Đây là nghiên cứu khá thú vị về mối liên quan giữa một con cá sấu sống với mong muốn đánh bài ở con người. 

Nhóm đã làm nghiên cứu với một nhóm sở hữu những con cá sấu dài gần 1m. Kết quả cho thấy trạng thái thức tỉnh suốt ngày được gây ra bởi việc giữ cá sấu thật sự làm tăng nguy cơ sa vào bài bạc của con người, miễn là những người này không ghét việc sở hữu động vật. 

Nghiên cứu này dựa trên nhiều bài báo trước đó về cảm giác thức tỉnh có tác động đến việc đánh bạc hay không.

Ig Nobel Giải phẫu: Liệu đàn ông lớn tuổi thật sự có đôi tai lớn hơn bình thường?

Câu hỏi này chắc sẽ khiến bạn ngẫm nghĩ lại, nhưng đây thật là một vấn đề được chính minh khá đúng trong một số lượng khảo sát không lớn. 4 bác sĩ được cho phép nghiên cứu 206 bệnh nhân nam tuổi từ 30 tới 93, và dường như đôi tai của họ thực sự lớn thêm một khoảng nhỏ 0.22 mm một năm. 

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này vẫn chưa trả lời được câu hỏi vì sao có mối liên hệ giữa tuổi tác và độ dài của tai.

Ig Nobel Sinh học: Những động vật có cơ quan sinh dục "hoán đổi"

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng một số loài côn trùng sống trong các hang động dường nhưng có sự đối lập trong cơ quan sinh dục so với thông thường. Cụ thể, con có trứng lại có bộ phận sinh dục của con đực và ngược lại.

Nghiên cứu cho thấy nếu tìm hiểu thêm về chủ đề này có thể cho những phát hiện mới về chọn lọc tự nhiên và sự tiến hóa của sinh vật.

Ig Nobel Dinh dưỡng: Phát hiện loài dơi hút máu người

Ig Nobel 2017: chữa chứng ngưng thở khi ngủ bằng… kèn thổ dân - Ảnh 3.

Loài dơi quỷ được biết đến với đặc điểm hút máu các loài động vật khác, tuy nhiên đây là lần đầu tiên ghi nhận bằng chứng về máu người trong cơ thể dơi - Ảnh: Thedailyskid.com

Fernanda Ito, Enrico Bernard, và Rodrigo Torres đã thắng giải dinh dưỡng (không phải giải dinh dưỡng cho người) cho nghiên cứu khoa học về việc tìm thấy máu người trong loài dơi quỷ chân lông. 

Từ trước tới nay, loài dơi này là cảm hứng cho nhiều bộ phim ma cà rồng nhưng đây mới là báo cáo có tính khoa học đầu tiên về đặc tính của loài dơi diphylla ecaudata này trong tự nhiên.

Phát hiện thú vị này đặt ra cho giới khoa học một số câu hỏi cần nghiên cứu, như cần làm gì khi con người lỡ xâm phạm đến lãnh địa của loài dơi quỷ, chúng có là vật trung gian lây bệnh hay không, hoặc là loài dơi chiến đấu với loài khác bằng cách nào.

Ig Nobel Nhận thức: Liệu các cặp song sinh có thể nhận ra mặt mình?

Các nhà khoa học người Ý đã đạt giải Ig Nobel trong lĩnh vực nhận thức khi chứng minh rằng nhiều cặp song sinh cùng trứng không thể nhận diện ra chính họ. 

Cụ thể, nhóm đã tuyển 10 cặp anh em song sinh và chụp hình khuôn mặt của họ. Sau đó, những người tham gia được yêu cầu phân biệt gương mặt, chụp từ bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới càng nhanh càng tốt.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những cặp song sinh gặp khó khăn trong việc nhận diện ra đâu là mình.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp