Phóng to |
Tôi năm nay 26 tuổi, có một con gái 18 tháng tuổi đã thôi bú. Lúc đầu mọi người bảo do tôi cho bé bú nhiều nên dễ chóng mặt, khuyên tôi nên uống sữa nhưng vẫn không đỡ. Xin hỏi tôi phải uống thuốc gì và điều trị như thế nào?(Nguyễn Thị Thanh Kiều)
Trả lời của Phòng mạch Online:
Huyết áp là một chỉ số dùng để biểu thị khả năng bơm máu của tim ra các mạch máu và kháng lực của các mạch máu. Huyết áp bình thường là một điều kiện cần để chứng tỏ hệ thống tuần hoàn hoạt động bình thường.
Trị số huyết áp bình thường dao động trong khoảng 90/60mmHg - 139/89mmHg và thay đổi tùy theo độ tuổi, phái tính, từng thời điểm khác nhau trong ngày, thậm chí theo đặc thù của từng cơ thể khác nhau: ví dụ một người có thể hoàn toàn khỏe mạnh với huyết áp 90/60mmHg thì một người khác đã có thể rất mệt mỏi, khó chịu khi huyết áp là 100/60mmHg...
Huyết áp được gọi là cao khi từ 140/90mmHg trở lên; Bệnh cao huyết áp có thể là vô căn hoặc là hậu quả của một bệnh lý khác gây ra và phải được điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu (thuốc men, phẫu thuật...).
Huyết áp được gọi là tụt (hay hạ huyết áp, hay huyết áp thấp) khi trị số huyết áp < 90/60mmHg hay chính xác là khi huyết áp bị giảm tới mức gây triệu chứng (thường là chóng mặt, xây xẩm hay ngất xỉu).
Trái với tăng huyết áp, huyết áp thấp không phải là một bệnh mà chỉ là một biểu hiện do nhiều nguyên nhân gây ra: ví dụ giảm thể tích trong lòng mạch máu (thiếu máu, mất máu, mất nước), suy yếu cơ tim, tổn thương van tim, rối loạn hệ thần kinh điều hòa tim và mạch máu...
Để tìm ra những nguyên nhân này cần phải thăm khám kỹ và nếu cần phải làm thêm các xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm tim... mới kết luận chính xác được.
Chóng mặt là một triệu chứng có thể do nhiều bệnh lý gây nên. Nếu chị thường xuyên bị chóng mặt kèm theo huyết áp thấp (theo các tiêu chuẩn trên) thì rất có thể triệu chứng chóng mặt này do huyết áp thấp.
Chích thuốc bổ và ăn nhiều thịt bò (nói chung ăn những thức ăn bổ dưỡng) chỉ giúp cải thiện chóng mặt và huyết áp thấp do tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu máu mạn tính gây nên. Chị có thể thử phương pháp này trong một thời gian, nhưng nếu không bớt thì nên đến khám tại một cơ sở có chuyên khoa tim mạch và thần kinh để chẩn đoán thêm.
Thân mến chào chị.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai, bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected] Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Chân thành cảm ơn! B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận