30/07/2012 19:30 GMT+7

Hưởng thừa kế là quyền sử dụng đất

Luật sư PHẠM ĐÌNH SƠN(Công ty luật TNHH Quốc An)
Luật sư PHẠM ĐÌNH SƠN(Công ty luật TNHH Quốc An)

TTO - * Mẹ của tôi vừa tìm được 1 bộ hồ sơ bằng khoán đất (gốc), công chứng mua bán tại Phòng chưởng - khế Sài Gòn (số 92 Nguyễn Du) năm 1956. Người đứng tên trong bằng khoán đó là bà ngoại của tôi (bà đã mất). Bà có hai người con là mẹ tôi và cậu tôi (cậu tôi cũng đã mất).

Tôi đọc trong bằng khoán, đất là thổ cư (thuộc xã Phước Long, huyện Thủ Đức - nay là Q.9), diện tích 42 sào 50 cao, sổ đất này được miêu tả trong bản trích lục địa - bộ cấp bởi ông trưởng ty bảo thủ điền thổ Sài Gòn. Cội rễ tài sản là do ông kia mua đấu giá thừa phát lại, sau bán lại cho bà ngoại của tôi (bà đóng thuế đầy đủ).

Nay mẹ tôi lục lại được bằng khoán như vậy thì có được hưởng phần đất đó không? Và nếu được thì thủ tục như thế nào?

anh tran dong (trandong_anhvl21@...)

- Trả lời:

Về việc hưởng thừa kế là quyền sử dụng đất:

Căn cứ điều 5 Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, việc xác định thửa đất có thuộc quyền sử dụng của một người hay không không thể căn cứ duy nhất vào bằng khoán điền thổ do các chế độ trước đây cấp cho người sử dụng đất, mà phải căn cứ vào thực tế, người có tên trên bằng khoán có phải là người trực tiếp sử dụng đất hay không, hay đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai trước ngày 15-10-1993.

Do thư trình bày ông/bà chỉ cho biết duy nhất một yếu tố đó là bằng khoán. Vì vậy, luật sư tạm phân chia vấn đề trên làm hai trường hợp như sau:

Nếu từ sau 30-4-1975 cho đến nay, người có tên trong bằng khoán và sau đó là những người thừa kế của người này không trực tiếp sử dụng đất, thì người này không được xem là người có quyền sử dụng đất đối với thửa đất được ghi nhận trong bằng khoán. Do đó, mẹ của ông/bà không có quyền để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất nêu trên.

Nếu từ khi lập bằng khoán cho tới nay, người có tên trong bằng khoán và sau đó là các thừa kế của người này sử dụng trực tiếp toàn bộ thửa đất đã được ghi nhận trong bằng khoán, thì hiện nay mẹ của ông/bà có quyền thừa kế quyền sử dụng đất đối với thửa đất nêu trên.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện tại phòng công chứng. Sau khi khai nhận di sản thừa kế, theo đề nghị của người được hưởng thừa kế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mẹ của ông/ bà.

Trân trọng.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề nhà đất, thủ tục giấy tờ liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng... hoặc bài vở cộng tác, bạn đọc gửi về mục "Tư vấn nhà đất" hoặc "Địa ốc" tại địa chỉ: [email protected].

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

Địa ốc Tuổi Trẻ Online

Luật sư PHẠM ĐÌNH SƠN(Công ty luật TNHH Quốc An)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp