Thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy, 16% các khu công nghiệp đang hoạt động chưa có nhà máy xử lý nước thải, 20% chất thải công nghiệp là chất thải nguy hại. Ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải nguy hại gia tăng và đe dọa sức khỏe, đời sống người dân quanh khu công nghiệp…
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, các khu công nghiệp, khu kinh tế Việt Nam phải thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn tiên tiến về mức phát thải khí nhà kính, xử lý chất thải đảm bảo không gian xanh và khuyến khích các công nghệ tái chế, tái sử dụng năng lượng và chất thải để hình thành các khu công nghiệp sinh thái trong tương lai, hướng tới mục đích phát triển công nghiệp bền vững mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi. Nhưng, để phát triển và nhân rộng mô hình này tại Việt Nam, hệ thống chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo ông Raffaela Ortner (Hiệp hội Công nghiệp Áo), việc đầu tư trong khu công nghiệp sinh thái sẽ có năng lực cạnh tranh toàn cầu, triển vọng dài hạn. Tuy vậy, vai trò thích hợp của Chính phủ chính là tạo chất xúc tác. Đó là khuyến khích hoặc thậm chí, thúc đẩy các công ty nâng cao khát vọng của mình và tiến tới thực hiện cạnh tranh ở cấp độ cao hơn, sản xuất sạch hơn.
TS. Heinz Leuenberger - Cố vấn kỹ thuật trưởng dự án khu công nghiệp sinh thái cho rằng, Chính phủ cần đưa ra chính sách khuyến mãi song hành với thể chế quản lý tốt môi trường đầu tư; từng công ty phải đặt ra mục tiêu hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư, phải đầu tư nhà máy xử lý nước thải, cộng sinh công nghiệp; rà soát các chủ trương của ban quản lý các khu công nghiệp, quản lý ngành, sản xuất sạch hơn, chuyển giao công nghệ; khuyến khích phát triển khu công nghiệp nhưng phải kiểm soát nghiêm ngặt tác động môi trường.
Còn ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói, công cuộc chuyển đổi hết sức khó khăn. Lợi thế không ở lao động giá rẻ. Cần thay đổi nhận thức và tầm nhìn sống sạch, chung sống với thiên nhiên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận