14/05/2024 15:00 GMT+7

Hướng dẫn chẩn đoán điều trị các bệnh lý mũi xoang 2024 và cập nhật biện pháp quản lý tác nhân siêu vi

Ngày 4-5 tại Bệnh viện Bà Rịa đã diễn ra Hội thảo triển khai Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang, do Hội Tai Mũi Họng Việt Nam tổ chức.

PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy - chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam

PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy - chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam

Hội thảo được thực hiện qua 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, thu hút hơn 2.000 cán bộ y tế tham dự, theo dõi. Hội nghị diễn ra liên tục trong 1 ngày với 5 phiên thảo luận và 18 bài báo cáo.

PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy - chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam cho biết sau 3 năm chiến đấu với đại dịch COVID-19, sức khoẻ và đời sống xã hội của mọi người dân đã thay đổi rất nhiều, nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tai mũi họng gia tăng và phức tạp hơn, do đó Hội Tai Mũi Họng Việt Nam quyết định thành lập Ban biên soạn cho cuốn sách Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Tai mũi họng. 

Cuốn sách được biên soạn bởi các giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia y học đầu ngành trong lĩnh vực Tai - Mũi - Họng của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, với mong muốn hỗ trợ giúp đỡ các y bác sĩ trong cả nước đặc biệt các bác sĩ ở cơ sở, bác sĩ trẻ có thêm kiến thức trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tai mũi họng, từ đó nâng cao trình độ khả năng khám chữa bệnh.

Hội thảo đã đưa ra các hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý mũi xoang thường gặp như viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang mạn và viêm mũi dị ứng... Đặc biệt các chuyên gia đề cập nhiều đến vấn đề đề kháng kháng sinh, việc sử dụng kháng sinh hợp lý nhằm bảo tồn được lượng kháng sinh hiện hữu.

Không khuyến cáo sử dụng kháng sinh điều trị viêm xoang mạn ở trẻ em

Theo cập nhật từ EPOS 2020 (The European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps) và EUFOREA 2023 (European Forum for Research and Education in Allergy and Airways Disease) cho biết không khuyến cáo sử dụng kháng sinh để điều trị viêm xoang mạn ở trẻ em. 

Hầu hết các công cụ chẩn đoán có giá trị cho người lớn đều có thể dùng được cho trẻ em. Ngoài ra, các xét nghiệm cho bệnh bẩm sinh như xét nghiệm gen, hình thái lông chuyển, xịt mũi Nitric Oxide có thể được cân nhắc.

Theo PGS.TS.BS Trần Viết Luân - chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, viêm mũi xoang cấp chiếm khoảng 2 - 10% bệnh nhân ngoại trú. 

"Đây là một bệnh khá thường gặp, tần suất viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn chỉ khoảng 0,5 - 2% viêm mũi xoang cấp". Do đó không phải trường hợp viêm mũi xoang cấp nào cũng có thể sử dụng kháng sinh.

Nói về bệnh sinh của viêm mũi xoang cấp, PGS Luân nói thêm: Viêm mũi xoang cấp hầu như bắt đầu từ nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. Theo EPOS 2020, viêm xoang cấp được chia thành: 1/ viêm xoang cấp do siêu vi; 2/ viêm xoang cấp sau nhiễm siêu vi; 3/ và viêm xoang cấp do vi khuẩn.

Về điều trị viêm mũi xoang cấp, PGS Luân nhấn mạnh không được dùng kháng sinh trong điều trị viêm xoang cấp do siêu vi và sau nhiễm siêu vi.

PGS.TS.BS Trần Viết Luân - chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

PGS.TS.BS Trần Viết Luân - chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Cùng quan điểm với PGS Thuỷ và PGS Luân, PGS.TS.BS Lê Công Định - trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai khi chia sẻ 2 nhóm bệnh viêm mũi xoang mạn và viêm mũi dị ứng chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng và thực sự cần thiết. PGS Định cho biết viêm mũi xoang mạn và viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Bệnh lý này gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, tỉ lệ cao ở những người hút thuốc lá. Viêm mũi xoang mạn có thể gây các biến chứng tạo u nhầy, viêm xương, viêm dày thành xương, nhiễm trùng ổ mắt các mức độ, khởi phát hoặc làm nặng thêm các bệnh: COPD, giãn phế quản, hen... Điều trị nội khoa là phương pháp chính để điều trị viêm mũi xoang mạn.

PGS.TS.BS Lê Công Định - trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS.BS Lê Công Định - trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai

Ông Định cũng cho biết có ít nhất 40 - 80% bệnh nhân bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bao gồm hoạt động hằng ngày, công việc, rối loạn giấc ngủ, cảm giác. Theo một nghiên cứu tại Hà Lan, người bệnh phải trả đến 4.827 euro/năm vì viêm mũi dị ứng. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc là biện pháp cơ bản nhất. Cần lưu ý rằng thuốc corticoids uống chỉ dùng cho các trường hợp nặng và sử dụng ngắn ngày.

Điều trị bệnh lý mũi xoang thế nào?

Cũng tại buổi Hội thảo, các chuyên gia đã giành riêng 1 phiên hội thảo trưa để chia sẻ về vai trò của Promax xịt mũi trong hỗi trợ điều trị các bệnh lý mũi xoang.

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Các chuyên gia tham dự hội thảo

Mở đầu phiên hội thảo, ThS Trần Thị Thuý Hằng - trưởng Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ xu hướng điều trị tại chỗ trong các bệnh lý tai mũi họng.

ThS Trần Thị Thúy Hằng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM phát biểu tại hội thảo

ThS Trần Thị Thúy Hằng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM phát biểu tại hội thảo

Theo ThS Trần Thị Thuý Hằng, tình hình đề kháng kháng sinh tại Việt Nam cũng như trên thế giới là đáng báo động, năm 2017 WHO xếp Việt Nam vào nước có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao nhất thế giới. 

Nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không cần kê đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó sau COVID-19 tỷ lệ đề kháng kháng sinh cũng gia tăng.

Việc sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ trong các bệnh lý tai mũi họng được coi là xu hướng điều trị đúng, hiệu quả và an toàn cho người bệnh. 

Trong đó Nitric Oxide xịt mũi với công nghệ bình đôi đầu tiên trên thế giới có vai trò kháng viêm, kháng khuẩn/ức chế độc lực của vi khuẩn, kháng vi rút, tăng lưu lượng máu tới mô xoang điều hòa miễn dịch, tăng hoạt động của lông chuyển, tiêu đàm và Anti-biofilm được xem là một giải pháp mới hiệu quả và an toàn.

PGS.TS.BS Phạm Kiên Hữu - chủ tịch Hội Tai mũi họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam nhấn mạnh 2 hướng điều trị chính của các bệnh lý tai mũi họng,  thứ nhất là diệt khuẩn trong trường hợp xác định có nhiễm khuẩn và thứ 2 là làm giảm triệu chứng cho bệnh nhân.

Trong đó việc sử dụng các thuốc xịt mũi như Nitric Oxide ngoài tác dụng giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân còn có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự kết tụ vi rút theo đường không khí đi vào làm nặng thêm tình trạng bệnh và gây ra các bệnh hô hấp dưới.

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân - phó chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam có bài chia sẻ sâu hơn về Nitric Oxide - Ứng dụng trong y học qua 2 thập kỷ nói chung và chuyên ngành tai mũi họng nói riêng.

PGS Lâm Huyền Trân phát biểu tại hội thảo

PGS Lâm Huyền Trân phát biểu tại hội thảo

Theo PGS Lâm Huyền Trân quá trình tạo Nitric Oxide là cơ chế tự nhiên của cơ thể. Nitric Oxide đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của y khoa như tim mạch, nhi khoa, sản khoa, lành vết thương … và gần đây nhất là trong tai mũi họng. 

Nitric Oxide là được xem như là một bước đột phá trong điều trị tại chỗ các bệnh lý tai mũi họng với nhiều ưu việt và nhiều tính năng. Nitric Oxide có thể được chỉ định trong các trường hợp như viêm mũi siêu vi do có hoạt tính diệt vi rút; viêm mũi vi khuẩn do có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn; Viêm mũi dị ứng do có hoạt tính kháng viêm; 

Viêm mũi xoang cấp: do có hoạt tính kháng virus, kháng viêm, kháng khuẩn; Viêm mũi xoang Mạn: do có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm; Viêm mũi xoang dai dẳng do có hoạt tính kháng viêm, kháng Biofilm, tiêu đàm và hậu phẫu mũi xoang do có hoạt tính phục hồi niêm mạc, mau lành thương.

PGS Thủy cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm việc sử dụng Nitric Oxide xịt mũi tại một số nước trên thế giới, và hi vọng đây sẽ là một vũ khí mới giúp cho bác sĩ tai mũi họng có thêm một lựa chọn với kết quả điều trị tốt hơn trong các bệnh lý mũi xoang.

Phiên thảo luận của hội nghị

Phiên thảo luận của hội nghị

PGS Lê Công Định chia sẻ thêm về ca lâm sàng rất hay mà ông đã gặp và sử dụng Promax - Nitric Oxide xịt mũi trên nền một bệnh nhân 9 tuổi sau mổ xoang, cắt VA và điều trị nội khoa bằng rất nhiều loại thuốc gồm cả kháng sinh quinolone, corticoid,… bị tái đi tái lại nhiều lần, kết quả điều trị cho thấy rất khả quan. 

PGS Định cũng chung quan điểm với PGS Trần Phan Chung Thủy và các chuyên gia khác Nitric Oxide xịt mũi có thể được cân nhắc như một hướng tiếp cận mới, trong điều trị các bệnh lý mũi xoang.

PGS Lê Công Định chia sẻ các ca lâm sàng ông đã gặp trong điều trị bệnh lý mũi xoang

PGS Lê Công Định chia sẻ các ca lâm sàng ông đã gặp trong điều trị bệnh lý mũi xoang

Nitric Oxide xịt mũi - Promax là hướng mới trong quản lý các trường hợp bệnh lý tai mũi họng, có thể được ứng dụng trong lâm sàng để nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Nitric Oxide xịt mũi: Hướng tiếp cận mới trong điều trị viêm xoang tái phát có BiofilmNitric Oxide xịt mũi: Hướng tiếp cận mới trong điều trị viêm xoang tái phát có Biofilm

Từ 1 đến 3-3, tại TP Buôn Ma Thuột đã diễn ra Hội nghị khoa học Tai Mũi Họng thường niên 2024, do Liên chi hội Tai Mũi Họng TP.HCM và các tỉnh phía nam phối hợp cùng Hội Tai Mũi Họng tỉnh Đắk Lắk và Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên tổ chức.

PV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp