Phóng to |
Ðáng chú ý là các buổi thuyết trình: "Khai quật hoàng thành Thăng Long - ý nghĩa, ảnh hưởng, dấu ấn của Phật giáo đối với hoàng thành Thăng Long" do GS Phan Huy Lê thực hiện (chiều 16-5); "Của tin truyền lại đã ngàn năm" của nhà nghiên cứu Trần Ðình Sơn (chiều 17-5); "Dòng sông kể chuyện" của nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan (chiều 18-5); "Văn hóa Phật giáo trong kinh doanh" của doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo (chiều 19-5); "Phật giáo VN và bản sắc văn hóa VN" của ông Lê Quang Vịnh (chiều 20-5); "Ông già Bến Ngự và nữ giới" của TS Bùi Trân Phượng (sáng 22-5) và "Thiền đời Trần - thiền VN" của GS Cao Huy Thuần (chiều 22-5). Tuần văn hóa còn có các tọa đàm như: "Phật giáo với tuổi trẻ" do GS Thái Kim Lan chủ trì (tối 17-5); "Tăng ni trẻ với các vấn đề hoằng dương chánh pháp" do đại đức Thích Thanh Thắng chủ trì (sáng 21-5)...
Trong tuần lễ này, hai bộ phim nổi tiếng của Nhật cũng được trình chiếu miễn phí: Quái đàm (tên tiếng Anh: Kwaidan) của đạo diễn Masaki Kobayashi - giải thưởng của ban giám khảo tại Liên hoan phim Cannes 1956 (9g ngày 16-5) và Người đưa tiễn (tên tiếng Anh: Departures) của đạo diễn Yojiro Tokita - Oscar phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 2009 (19g ngày 19-5).
Ðại sứ toàn quyền Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba và phu nhân sẽ cùng xem phim Quái đàm sau khi dự lễ khai mạc. Ngoài ra, còn có lễ hội ẩm thực chay trong không gian làng quê tại phố đi bộ Nguyễn Ðình Chiểu (khai mạc chiều 16-5), triển lãm "Cổ vật Thăng Long" (sáng 16-5), đêm thơ Ðời trong bóng Phật - Phật trong cõi đời do nhà thơ Nguyễn Duy đảm trách (tối 20-5).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận