15/06/2019 15:07 GMT+7

Huawei có hơn 50.000 'bảo bối' để đối phó Mỹ?

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Huawei bị chiếc ‘vòng kim cô’ lệnh cấm của Mỹ siết chặt, nhưng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có một loại ‘vũ khí’ mà Washington không thể xem thường: hàng chục ngàn bằng sáng chế về công nghệ.

Huawei có hơn 50.000 bảo bối để đối phó Mỹ? - Ảnh 1.

Logo của Huawei xuất hiện tại triển lãm ôtô Thượng Hải hồi tháng 4 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Bloomberg, Huawei hiện sở hữu 56.492 bằng sáng chế về viễn thông, kết nối mạng và các phát minh công nghệ cao khác. Huawei có thể sử dụng số bằng sáng chế này để thu phí sử dụng, phí cấp phép như một cách để kiếm tiền từ thị trường Mỹ.

Người ta đổ dồn sự chú ý đến kho bằng sáng chế của Huawei sau thông tin những ngày qua cho biết tập đoàn này đang có cuộc thảo luận về việc thu tiền bản quyền với Tập đoàn Verizon - nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không dây hàng đầu của Mỹ. 

Huawei cũng đang có mối bất hòa với nhà sản xuất chip Qualcomm và nhà thầu quốc phòng Harris Corp ở Mỹ về vấn đề bằng sáng chế.

"Ở mức cơ bản nhất, bằng sáng chế chính là vũ khí của chiến tranh kinh tế. Họ đang chịu thiệt hại vì lệnh cấm của chính quyền ông Trump và cho rằng họ có thể phản đòn. Đó là một sự đe dọa binh đao" - ông Brad Hulbert, luật sư chuyên về bằng sáng chế của Công ty luật McDonnell Boehnen Hulbert & Berghoff ở Chicago (Mỹ), nhận định.

Huawei không chỉ là một điểm nóng trong cuộc đua 5G, tập đoàn này còn là một trong số ít công ty Trung Quốc bị Mỹ nhắm tới trong chiến tranh thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh. Mỹ xem các thiết bị mạng 5G của Huawei là "con ngựa thành Troy" phục vụ hoạt động gián điệp của Trung Quốc.

Về phần mình, Trung Quốc xem Huawei là một biểu tượng của công cuộc vươn lên từ vị trí công xưởng thế giới trở thành cường quốc về công nghệ. Trong khi đó, Mỹ cho rằng Huawei đã đánh cắp nhiều phát minh từ công ty Mỹ.

Phản ứng của những người tại 'thung lũng Silicon' của Trung Quốc về lệnh cấm Huawei - Nguồn: SCMP

Trong ngành công nghệ, những đối đầu pháp lý về bản quyền diễn ra thường xuyên và cuộc cách mạng sắp tới liên quan tới các tiến bộ trong công nghệ không dây 5G hứa hẹn sẽ có nhiều vụ đối đầu như vậy.

Các "lão làng" như Ericssons AB và Nokia Oyj hiện tăng cường kiếm thêm tiền từ các bằng sáng chế của mình. Trong khi đó, Qualcomm đang tìm cách kháng cáo phán quyết trong vụ kiện của Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) về vụ độc quyền liên quan đến việc kinh doanh bản quyền. Hồi tháng 2, Huawei và Samsung Electronics vừa kết thúc một vụ kiện bằng sáng chế kéo dài nhiều năm.

Ông Jim McGregor, nhà phân tích công nghệ tại Tirias Research, cho biết trong vài năm trở lại đây, Huawei đã tăng cường nỗ lực không chỉ trong vấn đề đăng ký bản quyền mà còn cả ảnh hưởng trong các cơ quan tiêu chuẩn, đặc biệt liên quan tới công nghệ không dây. 

"Huawei có thể nói rằng ‘dù bạn đang xài thiết bị của Huawei hay của Ericsson, bạn vẫn đang sử dụng phát minh của chúng tôi. Các bạn vẫn phải cần giấy phép’" - ông McGregor giải thích.

Chỉ riêng năm 2018, Huawei nhận 1.680 bản quyền, là công ty đứng thứ 16 về số lượng bản quyền được cấp phép. Theo công ty phần mềm quản lý sở hữu trí tuệ Anaqua, tính cả bản quyền đã được xuất bản và đăng ký, Huawei sở hữu 102.911 bản quyền.

Ông Peter Toren, một luật sư về bằng sáng chế ở Washington, nhận định việc Huawei yêu cầu Verizon trả hơn 1 tỉ USD cho việc sử dụng 238 bằng sáng chế của tập đoàn này có thể được xem là một phần trong cuộc chiến của tập đoàn này, đặc biệt trong trường hợp khi Huawei "không còn gì để mất".

Nhà Trắng ra thời hạn 2 năm để

TTO - Nhà Trắng ngày 13-6 tuyên bố sẽ đáp ứng đúng thời hạn 2 năm để thực thi đạo luật Ủy quyền Quốc phòng quốc gia được thông qua năm 2018 nhằm ngăn cản việc sử dụng ngân sách liên bang để mua sản phẩm của Huawei vì các lo ngại an ninh.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp