Kiến Formica fusca - Ảnh: GETTY IMAGES
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu phân tích thành phần hóa học để chắc rằng những loại tế bào khác nhau ở người sẽ tỏa ra những mùi riêng biệt mà kiến có thể ngửi được.
Tiếp đó, nhóm huấn luyện cho 36 con kiến Formica fusca ngửi một số loại tế bào người. Trong bài huấn luyện đầu tiên, kiến sẽ được làm quen và phân biệt giữa một bên ống nghiệm có tế bào ung thư vú và một bên ống nghiệm rỗng. Khi chọn đúng bên có tế bào ung thư, kiến được thưởng vài giọt nước đường.
Bài tập tiếp theo là phân biệt giữa một tế bào ung thư vú và tế bào khỏe mạnh. Cuối cùng, kiến sẽ phải phân biệt giữa tế bào ung thư vú và một số tế bào ung thư khác.
Theo các nhà khoa học thuộc CNRS, chỉ mất đúng 30 phút để huấn luyện kiến có thể nhận ra được mùi của tế bào ung thư vú.
Nhóm cho biết bước đi tiếp theo sẽ là thử nghiệm trên quy mô lớn hơn, sau đó có thể tiến hành nghiên cứu lâm sàng.
Theo các nhà khoa học, với những thành công bước đầu, hoàn toàn có thể kỳ vọng về những cách thức sử dụng khứu giác ở kiến hay một số loài động vật khác để chẩn đoán sớm ung thư.
Kiến Formica fusca được sử dụng trong các thí nghiệm phân biệt tế bào ung thư - Ảnh: GETTY IMAGES
Trước đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra mũi của chó cũng có thể phân biệt được các tế bào ung thư nhưng cần nhiều thời gian để huấn luyện - từ vài tháng cho tới một năm.
Ngược lại, những loài côn trùng như kiến có thể học hỏi rất nhanh, lại dễ nuôi trong phòng thí nghiệm với số lượng lớn.
Không chỉ chẩn đoán tế bào ung thư, các nhà khoa học cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng khứu giác của kiến để nhận biết các loại bệnh khác như tiểu đường, sốt rét hay một số chất ngoài môi trường như chất gây nghiện, chất nổ…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận