Một số nghiên cứu cho thấy 80% tình trạng tổn hại dạ dày vừa nêu là do vi trùng H.Pylori.
Vậy việc “truy cùng giết tận” H.Pylori là cần thiết?
Phóng to |
Đau dạ dày, tiệt trừ vi khuẩn H.Pylori không đúng cách sẽ dẫn đến kháng thuốc - Ảnh: Thanh Đạm |
Nên phòng đúng bệnh
Một sai lầm khác, nhất là ở những cơ sở không có nội soi dạ dày hoặc xét nghiệm thử H.Pylori bằng hơi thở, là kiểm tra lại vi trùng sau điều trị bằng xét nghiệm máu! Xét nghiệm máu trong thời gian này sẽ cho ra kết quả dương tính dù bệnh nhân đã hết hay còn vi trùng, vì đây có thể là kháng thể của cơ thể tạo ra chống lại vi trùng, không phải H.Pylori. |
Quan niệm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đôi khi gây ra nỗi ám ảnh cho bệnh nhân bị đau dạ dày, đặc biệt là thông tin vi trùng H.Pylori gây viêm loét dạ dày và có thể dẫn đến ung thư. Bệnh nhân bị đau dạ dày thường bắt đầu cuộc hành trình xét nghiệm - truy tìm H.Pylori bằng cách thực hiện các xét nghiệm như: thổi bong bóng, thử máu, clotest, nội soi dạ dày... mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu tìm thấy vi trùng H.Pylori thì họ sẽ bắt đầu sa đà vào hành trình điều trị - tận diệt H.Pylori như dùng kháng sinh thật mạnh và có khi kéo dài hàng tháng trời.
Tạp chí y khoa New England Journal of Medicine (Mỹ) đã công bố việc điều trị H.Pylori ở người bị đau dạ dày nhưng không tìm thấy vết loét dạ dày khi nội soi là chưa chắc đã có lợi, bởi bệnh nhân vẫn còn đau dạ dày dù đã diệt hết H.Pylori. Sự hiện diện của H.Pylori trong trường hợp này chỉ mang ý nghĩa bạn có nguy cơ loét hay ung thư dạ dày, do đó cần tránh những tác nhân tạo môi trường thuận lợi cho H.Pylori phát triển.
H.Pylori có gây loét hay ung thư còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người bệnh, chủng của H.Pylori. Việc tầm soát và diệt H.Pylori đã gây khó xử cho các bác sĩ khi cần điều trị thật sự thì vi trùng đã kháng thuốc! Trong khi với những trường hợp này chỉ cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học, giảm stress, không hút thuốc, tăng cường tập thể dục, đảm bảo vệ sinh ăn uống là có thể thuyên giảm và dần khỏi.
Do đó, các tổ chức y khoa trên thế giới không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào về việc người bình thường nên khám tổng quát để tìm và diệt vi trùng H.Pylori nhằm phòng ngừa ung thư dạ dày.
Cần trị đúng cách
Đau dạ dày được chia thành hai dạng để phân biệt: đau dạ dày bệnh lý, đau dạ dày cơ năng (đau vì áp lực, lo lắng, không phải đau vì bị loét). Khi có các triệu chứng báo động như sụt cân, thiếu máu, nôn mửa sau khi ăn, đi tiêu phân đen nhiều lần trong ngày hay trên 40 tuổi kèm đau dạ dày kéo dài trên hai tuần... thì không nên xem nhẹ, cần đến ngay bác sĩ. Dựa trên những triệu chứng báo động này, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày, nếu trong quá trình này phát hiện vết loét và có vi trùng H.Pylori, bạn sẽ nhận được phác đồ điều trị.
Việc tiệt trừ H.Pylori trong các trường hợp loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa loét dạ dày tái phát, ngừa ung thư dạ dày và gần đây nhất là được chỉ định cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm sau cắt khối u và niêm mạc qua nội soi.
Tuy nhiên, như đã đề cập, việc tiệt trừ H.Pylori không đúng cách đã dẫn đến tình trạng vi trùng kháng thuốc ngày càng tăng, có nghĩa các phác đồ điều trị thường được sử dụng có tỉ lệ thành công ngày càng thấp. Tình trạng này khiến các bác sĩ đau đầu tìm kiếm phác đồ điều trị mới như bổ sung loại kháng sinh hay phải kéo dài thời gian điều trị, như thế sẽ ảnh hưởng đến các quyền lợi về tài chính cũng như thời gian của bệnh nhân.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, việc kiểm tra sau điều trị để xác định đã hết vi trùng chưa cũng rất cần thiết. Một sai lầm phổ biến nhất là người bệnh không ngưng thuốc theo yêu cầu khi tiến hành thử lại vi trùng. Tất cả các xét nghiệm thử lại vi trùng đều yêu cầu ngưng dùng kháng sinh trước bốn tuần, thuốc ức chế axit trước hai tuần để đảm bảo kết quả chính xác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận