Phóng to |
Hộp đen giám sát hành trình được lắp đặt trên một xe khách tuyến Sài Gòn - Hà Nội - Ảnh: H.T.Vân |
Đây cũng là công cụ để các cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt. Tuy nhiên, việc căn cứ theo hộp đen xử phạt không phải lúc nào cũng hợp lý.
Nhiều cơ quan giám sát hộp đen Hiện có nhiều cơ quan chức năng giám sát hộp đen, như trung tâm đăng kiểm kiểm tra nếu hộp đen không hoạt động, xe bị đánh rớt kiểm định. Các xe chở khách rời bến nếu thanh tra không trích xuất dữ liệu từ hộp đen thì buộc xe dừng chuyến. Trên đường xe chạy, các lực lượng kiểm tra có quyền kiểm tra hộp đen. Tổng cục Đường bộ VN, Sở GTVT TP căn cứ dữ liệu từ hệ thống thông tin hộp đen để xử phạt. Chỉ riêng Sở GTVT TP.HCM, báo cáo trong tháng 8-2014 cho thấy sở đề nghị 33 đơn vị khiển trách hoặc cảnh cáo 114 lái xe, đình chỉ 44 lái xe vi phạm quá tốc độ. |
Theo Tổng cục Đường bộ VN, có hơn 3,1 triệu lần xe chạy vượt tốc độ trong tháng 5-2014, tăng 1,96 triệu lần so với tháng trước. Số liệu này được trích xuất từ hộp đen của hơn 60.500 xe đang hoạt động kinh doanh trong cả nước. Điều đáng nói, thống kê này còn cho thấy việc vi phạm thời gian làm việc của lái xe quá 4 giờ/ca hoặc quá 10 giờ/ngày chiếm tỉ lệ 39,3% số xe đã được lắp đặt hộp đen.
Theo nhiều doanh nghiệp vận tải, dựa vào dữ liệu hộp đen để xử phạt lái xe làm việc quá giờ là bất hợp lý. Ông Trần Thanh Bảo, trưởng phòng điều hành Công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải Thiên Phú (Q.Bình Thạnh), cho biết thực tế xe Thiên Phú chạy tuyến bến xe miền Đông - Bà Rịa - Vũng Tàu dài 140km mất 2 giờ 30 phút. Thời gian lái xe làm việc trong một chuyến không bao giờ vượt quá 4 giờ/ca.
Thế nhưng thiết bị giám sát hành trình ở một số xe lại ghi nhận có không ít lái xe làm việc quá 4 giờ/ca. Rõ ràng hộp đen có lỗi về mặt kỹ thuật, chứ không phải do doanh nghiệp sử dụng lao động quá giờ.
Trong khi đó, đại diện Công ty cổ phần thương mại vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang cho biết rất khó thực hiện quy định lái xe làm việc không quá 10 giờ/ngày. Bởi vì những lái xe có gia đình ở Đà Lạt, sau khi từ Đà Lạt về đến TP.HCM họ được nghỉ ngơi vài giờ rồi ra xe chở khách về Đà Lạt ngay trong ngày, thay vì ở lại TP vì sẽ tốn kém chi phí ăn, ở.
Nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng sở dĩ trong một chuyến chở khách, chở hàng vi phạm vượt tốc độ từ vài lần đến vài chục lần là do bình quân 30 giây đến 1 phút hộp đen ghi nhận một lần xe vượt tốc độ. Nếu xe chạy vượt tốc độ trong vòng 10 phút thì hộp đen sẽ ghi nhận xe vượt quá tốc độ 10-20 lần.
Ông Bùi Văn Quản, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, nói trên đường, muốn vượt qua mặt một chiếc xe phía trước đang chạy với tốc độ 60 km/giờ thì chiếc xe sau phải chạy trên 80 km/giờ. Như vậy, hộp đen ghi nhận xe vượt tốc độ và cơ quan chức năng xử phạt xe vi phạm do lỗi chạy quá tốc độ là rất oan cho lái xe.
Đại diện Công ty Phương Trang nêu ra bất hợp lý khác: thực tế hạ tầng giao thông ở nước ta vẫn chưa đúng quy chuẩn nên có đoạn xe chạy 40 km/giờ, có đoạn cho chạy 60 km/giờ. Trong khi đó, thời gian hành trình từ Đà Lạt đi TP.HCM là tám giờ, trong đó có một giờ nghỉ dọc đường. Xe chạy tốc độ bình quân 50 km/giờ, nhưng hộp đen ghi nhận nhiều xe chạy trên tuyến đường này vi phạm vượt tốc độ.
Nguyên nhân là sau khi chạy qua đoạn đường quy định tốc độ thấp, lái xe buộc phải tăng tốc để bảo đảm thời gian hành trình và hành khách không than phiền xe chạy quá chậm.
Nhiều doanh nghiệp còn nói việc lắp đặt hộp đen chủ yếu để đơn vị quản lý chiếc xe của mình hoạt động làm ăn, nhưng từ khi lắp hộp đen đến nay nó trở thành gánh nặng chi phí, vì quy định đơn vị vận tải phải có bộ phận theo dõi hộp đen 24/24 giờ. “Một đơn vị phải bố trí ba lao động làm việc 24/24 giờ, trong khi đó phần lớn hợp tác xã vận tải không đủ kinh phí để trả lương” - ông Nguyễn Trung Kiên, phụ trách quản lý thiết bị giám sát hành trình HTX Trung Nam, cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận