Hand in hand - bài hát chính thức của tuần lễ APEC
Phóng to |
Các thiếu nữ Hà Nội diễn tập phục vụ các nhà lãnh đạo mặc trang phục Hội nghị APEC - Ảnh: FADIN |
* Hoa sen là hình ảnh được chọn để dệt trên vải may áo truyền thống cho các lãnh đạo tham dự Hội nghị APEC 2006. Chị tìm cảm hứng từ đâu?
- Trong số mấy chục mẫu vải gửi dự thi, tôi dốc sức nhiều hơn cả cho các loại mẫu có họa tiết hoa sen, biểu trưng cho sự thanh cao, vẻ đẹp thuần khiết.
* Cái khó trong việc may áo dài khăn đóng là gì? - Phải giữ được cái hồn của áo dài khăn đóng. Như phải tuân thủ triết lý sống của ông bà mình thể hiện qua chiếc áo dài là phải thể hiện trên nguyên tắc trục tung - hoành, biểu hiện tính chính trực của người quân tử. Rồi phải giữ đúng năm chiếc nút thể hiện triết lý “ngũ luân”. Khăn đóng thì phải là chữ “nhân”… Nếu áo xưa phải cài nút bằng xương, ngà hoặc ngọc thì bây giờ không thể làm như thế, đơn giản vì thời gian của các nhà lãnh đạo rất gấp rút. Thế là chúng tôi phải chuyển qua làm nút bấm. Hẳn mọi người cũng biết các nhà lãnh đạo đều đã đứng tuổi, thân hình không thể chuẩn được, vì vậy nếu vải mềm và bóng mặc vào không đẹp. Do đó, để áo dài mặc vào được cứng cáp, oai nghiêm, phải may một đường viền thật mảnh, rồi bên trong cũng có một đường chằng cho tà áo thật thẳng. |
- Ngay từ đầu tôi đã xác định là chỉ tập trung vào mỗi một thứ, đó là tơ tằm. Đơn giản bởi trong nhiều lần làm việc với khách nước ngoài, tôi biết được người ta cực kỳ mê tơ tằm VN. Nhờ sự hỗ trợ của anh Hồ Viết Lý - chủ doanh nghiệp dệt Toàn Thịnh - chúng tôi đã tìm được cách làm sao cho họa tiết hoa sen trên nền vải được thể hiện như trong một không gian ba chiều, nhìn vào phải thấy nó nổi lên, phải thật sống động và có hồn.
* Chắc chắn đã có vô số đợt duyệt?
- Ôi, không biết cơ man nào mà kể. Hơn tám tháng qua, đó là một cuộc thi tuyển thật sự. Chúng tôi làm ngày làm đêm, qua hàng chục cuộc sát hạch của tập đoàn, rồi Bộ trưởng Hải duyệt ba lần. Khi chính thức được chọn, các quan chức Chính phủ mà đứng đầu lúc ấy là phó thủ tướng Vũ Khoan duyệt hai lần. Và cuối cùng, cách đây hơn một tuần, đích thân Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tổng duyệt.
* Tại Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu lần 5 (ASEM 5) năm 2004, bộ trang phục lúc ấy cũng do chị thực hiện là áo bà ba jacket. Còn APEC lần này, lý do vì sao áo dài khăn đóng được chọn?
- Sau ASEM 5, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin lúc ấy là ông Phạm Quang Nghị đã có đề nghị chọn áo dài khăn đóng làm lễ phục ở lễ hội đền Hùng. Và áo dài khăn đóng đã được rất nhiều người ủng hộ, đến APEC thì nó cũng được chọn. Theo tôi, đó là một quyết định đúng, bởi áo dài khăn đóng đối với người VN đã được mặc định bởi lịch sử và sự hoàn thiện của nó. Nhân đây tôi cũng xin nói thêm là áo bà ba jacket sử dụng tại ASEM 5 đã được may hơn 200 chiếc để tặng các thành viên dự hội nghị Hội đồng tư vấn kinh doanh doanh nghiệp APEC (ABAC) đang diễn ra.
Phóng to |
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan (phải) trong lần duyệt mẫu áo dài khăn đóng của nhà thiết kế Minh Hạnh (bìa trái) - Ảnh: FADIN |
- Chúng tôi vẽ hình chiếc áo dài, kèm theo các yêu cầu về số đo và fax sang, sau một tháng thì nhận được đủ tất cả. Trong ấy, chúng tôi cũng đưa ra năm màu áo (đỏ, vàng, xanh da trời, xanh lá và cam) để các nhà lãnh đạo chọn. Trong đó, màu xanh da trời được ưa thích nhất, có 11 vị chọn.
* Đến lúc này thì chị đã hoàn toàn yên tâm?
- Về chất liệu, tôi tin rằng chiếc áo sẽ làm hài lòng các nhà lãnh đạo. Bởi trong quá trình thực hiện, tôi đã xem kỹ các mẫu áo ở những hội nghị trước như Hàn Quốc, Thái Lan cũng sử dụng tơ tằm và tôi tự tin vải của chúng ta không thua kém. Tuy nhiên, có nhiều người lớn tuổi nói với tôi rằng chiều 19-11 này, hàng tỉ người trên thế giới sẽ xem nghi thức mặc áo truyền thống của các nhà lãnh đạo qua truyền hình và phần nào qua đó cũng thấy được "hồn" Việt, nên tôi càng đâm lo!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận