05/02/2005 13:01 GMT+7

Hồn tết Huế xưa

T.Đ.A.S.
T.Đ.A.S.

TTCN - Mỗi dịp tết đến, thơ thẩn ngắm nhìn những cổ vật trong điện Long An, tôi cứ ao ước đến một ngày có đủ điều kiện sẽ gom góp tất cả cổ vật liên quan đến tết xưa xứ Huế để làm một cuộc triển lãm với chủ đề: tết Huế xưa qua cổ vật.

Jds4U2ll.jpgPhóng to c5KgK7ry.jpg
Bộ bình rượu bằng ngà voi "Đồng Khánh sắc tử"
TTCN - Mỗi dịp tết đến, thơ thẩn ngắm nhìn những cổ vật trong điện Long An, tôi cứ ao ước đến một ngày có đủ điều kiện sẽ gom góp tất cả cổ vật liên quan đến tết xưa xứ Huế để làm một cuộc triển lãm với chủ đề: tết Huế xưa qua cổ vật.

Lúc đó, hẳn du khách và những người yêu Huế sẽ có dịp đắm mình trong một không gian xưa cũ, huyền hoặc nhưng vô cùng thú vị.

Sáng mồng 1, tôi đến thật sớm mở cửa điện Long An - do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ hơn 150 năm trước làm nơi nghỉ dưỡng, tĩnh tâm ngay trong lòng Thành Nội, giờ là nơi trưng bày cổ vật của Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế. Người bảo vệ bày một hương án với đầy đủ phẩm vật, ở phía trước chiếc hộp đựng bộ ấn ngà của vua Tự Đức, thắp nhang, rồi bảo tôi khấn vái.

Ông giải thích: “Lệ vua xưa, trước kỳ nghỉ tết phải làm lễ Phất thức, nghĩa là lau chùi ấn tỉ của triều đình, niêm phong. Ra giêng, sau lễ hạ nêu mới định ngày “khai ấn” để bắt đầu một năm chính sự. Bây giờ kim tỉ, ngọc tỉ của vua đã thất thoát cả, chỉ còn bộ ấn ngà này của đức Dực Tôn Anh hoàng đế. Mình làm chút lễ mọn xin “phong ấn” và “khai ấn” một thể, coi như còn giữ chút lệ xưa vậy”.

rkmr6glH.jpgPhóng to
Bộ ấn ngà
Những tết sau, đã thành lệ, tôi luôn viếng thăm điện Long An vào sáng mồng 1 tết, ngắm nhìn những cổ vật trưng bày nơi đây, như thấy khung cảnh tết xưa chợt hiển hiện qua những cổ vật đã nhuốm màu quá khứ. Từ bộ bình chén dâng rượu bằng bạc từ thời Tự Đức (1848 - 1883), vua Đồng Khánh (1885 - 1889) còn sai Sở Nội tạo chế tác một bộ bình và chén làm bằng ngà voi, trên khắc bốn chữ Hán: “Đồng Khánh sắc tứ” đặt trong một chiếc giá hình lồng đèn sơn son thếp vàng. Bộ đồ uống rượu này thật tiện lợi cho những chuyến du xuân, như vua Đồng Khánh từng thực hiện vào mùa xuân năm Bính Tuất (1886).

Mỗi khi du xuân, chỉ cần rót rượu đầy bình, treo chén vào các lá cửa của chiếc lồng đèn, đóng lại. Lúc cần thưởng rượu chỉ kéo cần gạt phía dưới lồng đèn, những cánh cửa mở ra, mang chén ngà đến cho tửu khách chiết tửu.

Il6BsT9o.jpgPhóng to
Bộ khay đựng mức chín ngăn đời Thiệu Trị
Trong điện Long An có một bộ khay đựng mứt do Pháp lam tượng cục của triều Nguyễn làm vào đời vua Thiệu Trị (1841 - 1848), gồm chín ngăn, mỗi ngăn dùng đựng một món mứt, khay đặt trong chiếc hộp gỗ sơn son vẽ rồng. Đã ăn mứt thì phải uống trà. Những bộ đồ trà bằng sứ ký kiểu của triều Nguyễn luôn đủ bốn món dầm, bàn, tống, tốt, do triều đình sai sứ sang Cảnh Đức Trấn (Giang Tây, Trung Quốc) ký kiểu.

Bộ đồ trà viên long, hiệu đề “Thiệu Trị niên tạo” đang bày kèm với bộ khay mứt chính là một bảo vật trong dòng đồ sứ ký kiểu ấy. Ngoài ra, còn có bộ khay pháp lam khác dùng để ăn món gỏi vì vào dịp Tết âm lịch, các ông vua nhà Nguyễn cũng thường dùng đến 12 món gỏi, tượng trưng 12 tháng trong năm.

Song tết Huế xưa còn có nhiều trò giải trí như đua ghe, vật võ, bài chòi, bài vụ, đánh thơ, đổ xăm hường, chơi đầu hồ... Theo thời gian, nhiều trò chơi dường như mất hẳn trong các thú vui ngày tết ở Huế. Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật ghi dấu những trò chơi này.

Đầu hồ là một trò chơi có nguồn gốc Trung Hoa. Đầu nghĩa là ném; hồ nghĩa là cái bình. Đầu hồ là ném (một vật) vào cái bình, ở đây là ném những mũi tên bằng gỗ lọt vào miệng một chiếc bình. Trò đầu hồ khá phổ biến vào thời Nguyễn. Vì khoái trò đầu hồ nên các vua nhà Nguyễn cho làm nhiều đầu hồ với nhiều chất liệu khác nhau. Nhờ đó mà Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế vẫn còn giữ được hai chiếc đầu hồ bằng gỗ, một bằng pháp lam và một bằng sứ ký kiểu. Tất cả đều là vưu vật của vua Tự Đức và là trân bảo của bảo tàng này.

7TKkI602.jpgPhóng to
Bộ xăm hường bằng ngà voi của vua Tự Đức
Đổ xăm hường cũng là một trò chơi tao nhã ngày tết, người Huế rất ưa chuộng. Xăm nghĩa là cái thẻ; hường là lối đọc trại từ chữ hồng, nghĩa là màu hồng. Do âm hồng có trong chữ Hồng Nhậm, tên của vua Tự Đức, nên phải đọc trại đi. Đổ xăm hường là trò gieo con súc sắc sao cho giành được những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa: tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn, trạng nguyên.

Bộ xăm hường ở Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế nguyên được trưng bày ở điện Hòa Khiêm trong lăng Tự Đức. Ông vua thi sĩ này là người khoái trò xăm hường nên “thửa” riêng một bộ bằng ngà voi, cho chạm khắc cả luật chơi lên lưng những thẻ xăm, lại sai người đóng chiếc hộp gỗ cẩn xà cừ tinh xảo để đựng các thẻ xăm đã bị mòn vẹt và lên nước bóng loáng.

qjuDrAmV.jpgPhóng to cBj8peld.jpg
Bộ ấn ngà Bộ khay 12 ngăn để ăn gỏi
T.Đ.A.S.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp