Đơn vị tư vấn cho biết các nhóm giải pháp về hạ tầng, phương tiện khai thác đến năm 2020 gồm cải tạo các nút cổ chai trên tuyến đường xây hầm Khe Nét, hầm Hải Vân, di dời ga Đà Nẵng ra khỏi TP, cải tạo cục bộ 91 vị trí với chiều dài 44,11 km ở đường cong nhỏ ảnh hưởng đến tốc độ, nâng cấp cải tạo cầu yếu…
Sau năm 2020 đến 2030, trên cơ sở kế thừa các giải pháp của “phương án cơ sở” sẽ đầu tư thực hiện tiếp các giải pháp để đạt “phương án cao”.
Trong đó thực hiện nhóm giải pháp nâng cao tốc độ chạy tàu như cải tạo tuyến đường cong đầu bắc ga Thanh Hóa, cải tạo tuyến đường sắt qua khu kinh tế nghi Sơn - Thanh Hóa, xây dựng cầu vượt giao cắt lập thể tại những điểm giao cắt giữa đường sắt, đường nội thi khu đông dân cư, xây các tuyến nhánh kết nối với cảng biển, khu du lịch, mua 14 đầu máy kéo tàu khách, 24 đầu máy kéo tàu hàng…
Theo đơn vị tư vấn, tổng mức đầu tư của “phương án cơ sở” là 85.214 tỷ đồng (khoảng 3,96 tỷ USD). Theo đó tốc độ chạy tàu khách năm 2013 bình quân là 60,8 km/giờ và tàu hàng là 32 km/giờ, đến năm 2020 tốc độ tàu khách sẽ tăng lên 84,4 km/giờ và tàu hàng là 55,7 km/giờ.
Tổng mức đầu tư của “phương án cao” là 110.873,7 tỷ đông (khoảng 5,15 tỷ USD). Đến năm 2020, tốc độ bình quân tàu khách là 95,7 km/giờ, tàu hàng là 63,1 km/giờ.
Bộ Giao thông vận tải sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách, vốn trái phiếu, ODA, BOT (đầu tư, kinh doanh, chuyển giao), BT (đầu tư, chuyển giao) hoặc vốn từ các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh khai thác vận tải.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận