25/12/2024 12:06 GMT+7

Hơn 4.800 loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam năm 2024 có 1.918 hoạt chất với 4.844 tên thương phẩm (tên thuốc, loại thuốc).

Hơn 4.800 loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 1.

Nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long phun thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư 25/2024 về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2024.

Theo đó, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam năm 2024 có 1.918 hoạt chất với 4.844 tên thương phẩm.

So với danh mục cùng loại năm 2023 thì danh mục năm 2024 nhiều hơn 98 hoạt chất và 309 loại thuốc.

Trong đó, nhóm thuốc trừ sâu chiếm nhiều nhất với 753 hoạt chất, 1.834 tên thuốc (so với năm trước tăng 42 hoạt chất cùng 109 tên thuốc).

Tiếp đến là thuốc trừ bệnh có 725 hoạt chất với 1.676 loại thuốc (tăng 42 hoạt chất với 115 tên thuốc).

Thuốc trừ cỏ có 273 hoạt chất với 853 tên thương phẩm (tăng 13 hoạt chất với 62 tên thương phẩm).

Còn lại là thuốc bảo quản lâm sản, thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch, thuốc trừ mối, thuốc xử lý hạt giống, thuốc điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ ốc...

Đối với dự thảo về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2024 vẫn giữ nguyên 31 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam, bao gồm các hoạt chất 2.4.5 T, Captan, Captafol, Methamidophos, Aldrin, Carbofuran, Chlordane, Methyl Parathion, Parathion Ethyl, BHC, Lindane...

Thông tư 25/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 30-1-2025, đồng thời thay thế thông tư 09/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Từ năm 2017 đến năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát và loại ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam 14 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật như Carbendazim, Thiophanate Methyl, Benomyl, Paraquat, 2,4D, Acephate, Diazinon, Malathion, Chlorpyrifos ethyl, Fipronil, Glyphosate... (số này bao gồm 1.706 tên thương phẩm và 1.265 hàm lượng hoạt chất).

Đây là các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.

Theo Cục Bảo vệ thực vật cả nước, hiện có 96 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật với công suất hơn 300.000 tấn/năm và sản xuất được 30 dạng thuốc. 

Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất được các hoạt chất. Việt Nam hiện chỉ có 1 cơ sở có sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật hóa học, công suất khoảng 50 tấn/năm và chỉ dùng cho tiêu thụ nội địa, không xuất khẩu. 

Cục này cũng cho biết tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình cả nước đang có xu hướng giảm dần, từ 3,81kg/ha năm 2020 giảm xuống 3,21kg/ha năm 2023.

Hơn 4.800 loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 2.Châu Âu tăng tần suất kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam

Sầu riêng xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Do đó, EU đã tăng tần suất kiểm tra.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp