01/06/2023 19:02 GMT+7

Hơn 39.000 công trình vi phạm phòng cháy, chữa cháy dạng 'khó sửa'

Sau rà soát các công trình trên cả nước, hai bộ Công an, Xây dựng đã phát hiện 39.536 công trình, cơ sở hiện hữu có tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy ở mức khó hoặc không thể khắc phục.

Hơn 39.000 công trình vi phạm phòng cháy, chữa cháy dạng khó sửa - Ảnh 1.

Diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại tỉnh Đồng Nai - Ảnh: HÀ MI

8.114 công trình chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng

Theo Bộ Công an, trên cả nước hiện nay có 8.114 công trình tại 51 tỉnh, thành phố chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào sử dụng và chưa khắc phục đầy đủ yêu cầu an toàn PCCC theo quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD.

Trong đó, riêng các quận, huyện của TP Hà Nội có 1.545 công trình, cơ sở, nhà xưởng hiện hữu chưa được nghiệm thu về PCCC vẫn đưa vào sử dụng. Loại công trình vi phạm rất đa dạng, trong đó có các siêu thị, trường học, khách sạn, trụ sở công ty, tòa nhà văn phòng, nhà xưởng công nghiệp, chung cư.

Đáng lưu ý trong danh sách các công trình vi phạm an toàn PCCC tại Hà Nội theo báo cáo Bộ Công an gửi tới Bộ Xây dựng có nhiều công trình thường xuyên tập trung đông người.

Chẳng hạn, danh sách các công trình vi phạm PCCC trên địa bàn quận Đống Đa có: siêu thị Vinmart Trúc Khê, tòa nhà văn phòng 29 Huỳnh Thúc Kháng, siêu thị điện máy Mediamart, chung cư Bộ Công an, tòa nhà 75 Phương Mai, tòa nhà Capital Garden, chung cư HH1, HH2…

Tương tự, trên địa bàn quận Ba Đình có các công trình vi phạm như: khách sạn Hồng Ngọc, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Medlatec, khách sạn A25, khách sạn Lotus, lò sản xuất hơi nước công nghệ syngas trong nhà máy bia Hoàng Hoa Thám (thuộc Habeco)…

Danh sách công trình vi phạm PCCC trên địa bàn quận Cầu Giấy có: trụ sở Công ty CP Nam Dược, Trường liên cấp Dewey School, siêu thị nội thất Rico, tòa nhà văn phòng Jouhouse, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, trụ sở Công ty CP tập đoàn Bắc Hà…

Theo Bộ Công an, những vi phạm PCCC chưa được khắc phục chủ yếu liên quan đến các vi phạm về kiến trúc, kết cấu xây dựng công trình, đường giao thông phục vụ chữa cháy, khả năng tiếp cận của xe thang, xe chữa cháy đến công trình không bảo đảm.

Bộ Công an cho biết thời gian qua bộ đã làm việc với công an 17 địa phương để hướng dẫn giải pháp tháo gỡ cho 182 dự án, công trình chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC; 133 dự án, công trình có khó khăn, vướng mắc về kiểm định, nghiệm thu kết cấu thép, vật liệu chống cháy; và khoảng 7.117 cơ sở, công trình bị đình chỉ hoạt động.

Hơn 39.000 công trình vi phạm phòng cháy, chữa cháy dạng khó sửa - Ảnh 3.

Vụ cháy chung cư Carina tại TP.HCM vào năm 2018 gây thiệt hại lớn về người và tài sản - Ảnh tư liệu

Không hợp thức hóa sai phạm

Để khắc phục những vi phạm về PCCC, mới đây Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an xây dựng nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC. 

Đối với hoạt động đầu tư xây dựng theo từng đối tượng, loại hình cơ sở hiện hữu có tồn tại, vướng mắc trên nguyên tắc bảo đảm yêu cầu an toàn phòng cháy, chữa cháy, không hợp thức hóa sai phạm để trình chính phủ.

Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu rà soát, sửa đổi quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình cho phù hợp với mục đích, loại hình, công năng của công trình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghệ để đáp ứng yêu cầu PCCC, an toàn tính mạng, tài sản, không gây lãng phí nguồn lực xã hội, có tính khả thi.

Trong đó xây dựng các quy chuẩn đặc thù đối với nhóm loại hình nhà ở, sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về cháy, nổ, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân như: kinh doanh gas, các mặt hàng, vật liệu dễ cháy, dịch vụ karaoke, vũ trường, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị.

Ban hành quy chuẩn đối với các loại hình không có nguy cơ cao, môi trường cháy, vật liệu cháy, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động để ban hành trước ngày 30-6-2023.

Phó thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đề xuất sửa đổi Luật Phòng cháy, chữa cháy; nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, tăng cường phân cấp trong thực hiện công tác quản lý nhà nước, thẩm duyệt, cấp phép PCCC.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói về Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói về 'gỡ khó' phòng cháy chữa cháy

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nói quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy không có nội dung quy định về sơn chống cháy, bởi đây không phải vật liệu chuẩn hóa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp