04/11/2019 11:19 GMT+7

Hơn 2.300 lao động Việt đi Hàn Quốc xong hợp đồng không chịu về nước

DOÃN HÒA
DOÃN HÒA

TTO - Dù đã hết thời hạn hợp đồng lao động ở Hàn Quốc nhưng hơn 2.300 lao động quê Nghệ An không chịu về nước mà ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp.

Hơn 2.300 lao động Việt đi Hàn Quốc xong hợp đồng không chịu về nước - Ảnh 1.

Một người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc - Ảnh: ĐOÀN TRUNG

Sáng 4-11, thông tin từ Phòng Việc làm - an toàn lao động, Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Nghệ An cho biết tính đến ngày 31-7, toàn tỉnh này có 2.357 lao động ở huyện, thành phố, thị xã đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Thực hiện thỏa thuận cấp phép việc làm cho lao động là người nước ngoài của Hàn Quốc (EPS), tính đến nay Nghệ An có gần 10.000 lượt lao động xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.

Hằng năm, số tiền mà lao động làm việc tại Hàn Quốc gửi về cho gia đình khoảng hơn 109 triệu USD (chiếm khoảng 43% tổng số tiền lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về nước).

Tuy nhiên từ năm 2011 đã xảy ra tình trạng nhiều lao động Việt Nam tại Hàn Quốc tự đổi chỗ làm việc, không về nước đúng thời hạn hợp đồng, ở lại Hàn Quốc làm việc và cư trú bất hợp pháp.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do thu nhập từ việc làm ở Hàn Quốc cao hơn nhiều so với ở quê nhà nên nhiều lao động "không muốn về". Qua thống kê, lương cơ bản của người lao động sau khi trừ chi phí sinh hoạt ở Hàn Quốc bình quân 35 triệu đồng/người/tháng.

Với hơn 2.300 lao động ở lại bất hợp pháp, phía Hàn Quốc đã đưa 9 địa phương của tỉnh Nghệ An vào danh sách địa phương bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2019 theo chương trình EPS.

"Việc các lao động hết thời hạn hợp đồng nhưng không về nước để lại nhiều hệ lụy, không chỉ gây hình ảnh xấu về người lao động ở thị trường nước ngoài mà còn làm thiệt thòi quyền lợi của các lao động có nhu cầu, đã đi học tiếng nhưng không đi được", bà Đặng Thị Thanh Thủy - phó trưởng phòng việc làm, an toàn lao động nói.

Để giải quyết tình trạng trên, Sở Lao động - thương binh và xã hội Nghệ An đã có nhiều giải pháp, trong đó yêu cầu ký cam kết trách nhiệm 3 bên gồm: Phòng lao động - thương binh và xã hội, UBND cấp xã và đại diện gia đình người lao động, thực hiện niêm yết công khai danh sách lao động cư trú bất hợp pháp.

Mục tiêu đến năm 2023, Nghệ An sẽ đưa 9 địa phương ra khỏi danh sách bị tạm dừng, không phát sinh các địa phương trong danh sách bị chính phủ Hàn Quốc tạm dừng tuyển chọn lao động theo chương trình EPS.

'Lao động chui': Đến được 'miền đất hứa' phải trải qua địa ngục trần gian

TTO - Trong nhiều nước mà các lao động nghèo quê Nghệ An, Hà Tĩnh tìm đến để làm thuê, Vương quốc Anh được xem như "miền đất hứa". Để đến được đây, những lao động đi theo đường dây chui phải trải qua những hành trình sinh tử, chẳng khác nào địa ngục.

DOÃN HÒA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp