03/10/2023 09:50 GMT+7

Hơn 10 năm dạy trẻ khó khăn ở lớp học tình thương

Hơn 10 năm qua, anh Đỗ Thiện Thành (hay còn gọi là "ba Thành") miệt mài dạy học miễn phí ở lớp học tình thương cho cả trăm trẻ khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Lớp học tình thương của anh Đỗ Thiện Thành đều đặn sáng đèn từ 17h - 19h, thứ hai đến thứ sáu hằng tuần - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lớp học tình thương của anh Đỗ Thiện Thành đều đặn sáng đèn từ 17h - 19h, thứ hai đến thứ sáu hằng tuần - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bén duyên với lớp học tình thương khi còn là cậu học sinh cấp 3, chàng trai 9X Đỗ Thiện Thành (phó chủ tịch Hội đồng Đội phường Bình An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) quyết định đứng lớp giảng dạy cho trẻ em khó khăn với nhiều lứa tuổi, nhiều hoàn cảnh khác nhau ở tỉnh Bình Dương.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, khi còn bé anh Thành theo gia đình vào Bình Dương lập nghiệp. Đến năm 2016 người thân quay trở về Hà Nội, một mình chàng trai 9X quyết định ở lại Bình Dương để làm việc và tham gia hoạt động thiện nguyện. 

Anh Thành tốt nghiệp khoa toán Trường cao đẳng Sư phạm Bình Dương, anh cho biết nơi đây cho anh nhiều kỷ niệm và anh xem như quê hương thứ 2.

Gieo mầm ước mơ con chữ tại lớp học tình thương

Sau khi xong việc ở cơ quan, đúng 16h30 anh Thành lại di chuyển đến miếu Bà Ấp Thượng (trên đường Bình Thung 1, phường Bình An, TP Dĩ An) để dạy học.

Vừa thấy thầy đến lớp, các bạn đều khoanh tay chào "ba Thành", chạy đến mừng như ba vừa mới trở về nhà. Các em sẽ phụ "ba Thành" quét dọn miếu, sắp xếp bàn ghế để chuẩn bị cho những tiết học mới.

Đa số các em học lớp học này đều rời quê hương theo cha mẹ mưu sinh từng ngày, có em thì khuyết tật, có em không cha hoặc mất mẹ... Nhưng khi đến lớp và nhận được tình cảm của thầy Thành, các em đều muốn gọi anh bằng tiếng "ba" thân thương.

Anh Đỗ Thiện Thành chia sẻ: "Trong lớp học có các bạn quá lứa tuổi và có hoàn cảnh khác nhau đến học, có bạn sinh năm 2007 mới đi học lớp 1. Tôi dạy các môn tiếng Việt, toán, tiếng Anh và cần nhất là môn đạo đức. Tôi chú trọng môn đạo đức nhiều hơn để dạy cho các em".

Em Nguyễn Thị Hồng Nhanh (quê An Giang) cho biết ba mẹ ở nhà làm nghề tự do, ai kêu gì thì làm. "Em học lớp thầy Thành từ năm 2018 tới giờ và hiện tại em học lớp 3. Học ở đây em thấy vui vì thầy dạy em kiến thức, biết lễ phép, nghe lời thầy cô, ông bà", em Nhanh nói.

Ngày 24-9 vừa qua, anh Đỗ Thiện Thành tổ chức Trung thu cho các bé ở lớp học tình thương - Ảnh: NVCC

Ngày 24-9 vừa qua, anh Đỗ Thiện Thành tổ chức Trung thu cho các bé ở lớp học tình thương - Ảnh: NVCC

Thương các em như người trong nhà

Với mong muốn việc học của các em sẽ tiến bộ và tiếp thu kiến thức chắc chắn hơn, thay vì chỉ dạy một vài buổi trong tuần, anh Thành quyết định đều đặn sáng đèn từ 17h - 19h, thứ hai đến thứ sáu hằng tuần. Đến lớp học các em không những được dạy học miễn phí mà còn được hỗ trợ cả về dụng cụ học tập.

Cô Mai Thị Kim Hòa (quê Phú Yên) chia sẻ: "Tôi đưa con đến đây học đã 6 năm, bé khuyết tật không nói mà chỉ biết viết nên vẫn học lớp 1. Con rất thích đi học, 2-3 ngày không gặp là nhớ thầy, bạn nào thầy cũng thương nhưng con bị khuyết tật nên thầy thương hơn".

Anh Thành bộc bạch: "Các em ngoan và thích đến lớp nhiều hơn, có nhiều hôm trời mưa tôi cho nghỉ nhưng các em vẫn muốn đến lớp. Mỗi ngày nhìn thấy các bạn trưởng thành từ lớp học, các bạn ngoan, tiếp thu được nhiều bài học và gần với con chữ hơn nên tôi có động lực đứng lớp".

Chị Nguyễn Thị Tường Vy, hỗ trợ dạy tiếng Anh cho lớp học tình thương, chia sẻ: "Tôi ở TP Thủ Dầu Một tuy xa và không thuận tiện đường nhưng vì cơ duyên với lớp nên tôi quyết định đứng lớp giảng dạy 3 buổi trong tuần giúp anh Thành. Các bé ở đây rất cá tính, mỗi bé có câu chuyện riêng nên tôi rất thương".

Theo chị Bùi Lê Đông Trúc - phó chủ tịch Hội đồng Đội TP Dĩ An, hiện nay lớp có khoảng 80 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện đến trường.

"Trong những năm qua, anh Thành đã được các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc đối với công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi tại địa phương. Nhiều năm liền anh Thành đều đạt được danh hiệu Thanh niên sống đẹp - Sống có ích.

Những việc làm của anh trong thời gian qua đã và đang góp phần rất lớn vào hành trang cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em thêm tự tin trên con đường đến với con chữ và vững tin hơn cho cuộc sống sau này", chị Trúc nói.

Lớp học 0 đồng của kình ngư SariLớp học 0 đồng của kình ngư Sari

Lớn lên với đôi chân khuyết tật, những tưởng Nguyễn Thị Sari sẽ phó mặc cho cuộc đời nhưng nhờ ý chí chị đã ghi tên mình trên bảng vàng ASEAN Para Games và còn là cô giáo dạy học miễn phí cho trẻ khó khăn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp