21/04/2022 13:25 GMT+7

Hơn 1.000 trường hợp ghép thận thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy

CẨM NƯƠNG
CẨM NƯƠNG

TTO - Hơn 1.000 quả thận được ghép thành công trong chặng đường 30 năm, Bệnh viện Chợ Rẫy đã và đang mang lại cuộc sống mới cho rất nhiều con người dù nguồn thận vẫn còn là hạn chế với ngành ghép thận Việt Nam.

Hơn 1.000 trường hợp ghép thận thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 1.

PGS.TS.BS Thái Minh Sâm - trưởng khoa tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy - báo cáo tại hội nghị - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Sáng 21-4, tại Hội nghị khoa học thường niên năm 2022 tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy, PGS Thái Minh Sâm - trưởng khoa tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy - trình bày tổng kết quá trình 30 năm ghép thận của bệnh viện.

Theo bác sĩ Sâm, tại Việt Nam, ca ghép đầu tiên thực hiện tại Học viện Quân y 103 vào tháng 6-1992, đến tháng 12-1992, 2 ca ghép thận đầu tiên ở TP.HCM được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Qua nghiên cứu đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả bệnh viện đã điều trị được 1.030 trường hợp.

Trong đó, chủ yếu là ghép thận từ người hiến thận sống (94,1%) có quan hệ huyết thống, tỉ lệ ghép từ người hiến chết còn thấp (5,9%). Độ tuổi trung bình người hiến khoảng 50 và người nhận là 34 tuổi.

Về phương pháp phẫu thuật lấy thận bao gồm: mổ mở lấy thận (8,8%), phẫu thuật nội soi sau phúc mạc (66%), phẫu thuật nội soi qua phúc mạc (21,4%) và đặc biệt đã thực hiện được phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot lấy thận để ghép (3,8%).

Kết quả sống còn sau khi ghép thận ở nhóm được tặng từ người hiến thận sống trong thời điểm 1 năm, 5 năm và 10 năm lần lượt là 98,6%; 88,9% và 74,3%. Với nhóm người chết hiến thận, tỉ lệ sống còn lần lượt là 92,6%; 76% và 28,5%. Có thể thấy tỉ lệ đã tăng lên rất nhiều qua từng giai đoạn. 

“Sau 30 năm với hơn 1.000 trường hợp, việc ghép thận tại bệnh viện đã đi vào thường quy và kết quả đạt được tương đương các trung tâm lớn trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề nguồn thận ghép vẫn chủ yếu từ người hiến thận sống, cần phát triển mạnh hơn về nguồn thận hiến từ người hiến chết nhằm đáp ứng nhu cầu, theo kịp xu thế phát triển ngành ghép thận Việt Nam”, bác sĩ Sâm chia sẻ.

Theo trưởng khoa tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, đơn vị là nơi đầu tiên trong cả nước tiến hành ghép thận từ người cho chết não (năm 2008) và người cho khi tim ngừng đập (năm 2015). Hiện tại mỗi ngày bệnh viện tiếp đón và thăm khám khoảng 70-80 bệnh nhân gặp vấn đề về thận. Sau khi tổng kết lại toàn bộ chi phí ghép thận, bác sĩ Sâm đánh giá mức chi phí rẻ hơn nhiều so với tổng chi phí điều trị thay thế thận khác.

Hơn 1.000 trường hợp ghép thận thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 2.

TS.BS CKII Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết đây là lần đầu tiên bệnh viện tổ chức hội nghị quy mô lớn theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Có 190 bài báo cáo, trong đó có 9 phiên ngoại khoa, 7 phiên nội khoa, 3 phiên cận lâm sàng, 2 phiên điều dưỡng.

190 chủ đề của hội nghị ở tất cả các lĩnh vực như: hồi sức cấp cứu, ghép thận, tiêu hóa - gan, mật, tụy, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, tuyến vú - u gan, phẫu thuật tim - lồng ngực, mắt - tai, mũi, họng,… Có thể nói, hội nghị khoa học thường niên tại Bệnh viện Chợ Rẫy được xem là ngày hội của khoa học y tế.

Ghép thận tự thân - cơ hội đặc biệt cho người bệnh thận Ghép thận tự thân - cơ hội đặc biệt cho người bệnh thận

TTO - Lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Huế đã phẫu thuật thành công một ca ghép thận tự thân, mở ra nhiều cơ hội điều trị cho các bệnh nhân bị tổn thương thận thay vì phải ghép cắt bỏ hoặc ghép thận ở khu vực miền Trung.


CẨM NƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp