16/08/2014 15:09 GMT+7

Hội thảo về Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Ngày 16-8, hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ánh sáng của trí tuệ và niềm tin" khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Xinh phát biểu tại hội thảo khoa học “Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Ánh sáng của trí tuệ và niềm tin”. Ảnh: Hữu Khoa

Phát biểu đề dẫn hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Xinh, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM phát biểu: "Đảng và nhân dân ta coi Di chúc của Hồ Chủ tịch là một tài sản vô giá, xứng đáng được xếp vào đỉnh cao giá trị trong kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc bởi những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc ngày càng được khẳng định. Những lời dặn của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về “công việc đối với con người”, về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau… vẫn còn nguyên giá trị". 

Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo (Hội đồng Lý luận Trung ương) nhận xét: “Trong những lời căn dặn trong di chúc, lời đầu tiên Người căn dặn về Đảng. Và việc đầu tiên Người nhấn mạnh là thực hành đoàn kết, thực hành dân chủ trong Đảng". 

"Bác nhấn mạnh cần thiết phải chỉnh đốn lại Đảng, xem đó là việc trước tiên phải làm ngay sau khi cách mạng giải phóng miền Nam hoàn toàn thắng lợi. Một trong những mối bận tâm lớn nhất của Người là làm thế nào để Đảng không xa dân khi đã cầm quyền”.

Ông Bảo cho rằng đây là điều hệ trọng và quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, đối với sự bền vững của chế độ, đồng thời đối với sinh mệnh của Đảng, nhất là khi Đảng ở vị thế cầm quyền.

Trăn trở về việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, tiến sĩ Nguyễn Bách Khoa (Huyện ủy huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) nhận định hơn 10 năm qua, Đảng đã chỉ đạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mặc dù đã có sự chuyển biến rõ nét ở nhiều nơi nhưng chưa đáp ứng được sự mong đợi của Đảng và nhân dân.

Hội thảo do Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM đồng phối hợp với Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh (Học viện Chính trị Khu vực II), Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM), Cơ quan Đại diện Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam tại TPHCM (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức.

Có tổng cộng 164 bài tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở Trung ương, địa phương gửi tới Ban tổ chức hội thảo với những hướng tiếp cận và mức độ nghiên cứu khác nhau, nội dung tập trung vào các chủ đề: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc đổi mới tư duy về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; việc xây dựng hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội), với sự nghiệp trồng người; việc xây dựng đạo đức cách mạng; việc củng cố khối đại đoàn kết; việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay…

 

MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp