19/11/2021 10:47 GMT+7

Hội nghị Văn hóa 2021: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

TTXVN
TTXVN

TTO - Ngày 24-11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới đất nước.

Hội nghị Văn hóa 2021: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội nghị còn đặc biệt đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ…; từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này được tổ chức vào thời điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình mới của cả dân tộc, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay". 

Vì thế, hội nghị sẽ trở thành một động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.

Khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh

Tại Đại hội XIII của Đảng, khát vọng và tầm nhìn của Đảng và nhân dân Việt Nam trong thời đại mới đã được xác định rõ với mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. 

Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước (nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đại hội XIII của Đảng xác định

Đồng thời chỉ rõ việc "Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững"; "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại".

Đại hội XIII của Đảng cũng xác định rõ: "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại" là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. 

Cùng đó, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, lần đầu tiên Đảng ta đã nêu yêu cầu trong nghị quyết Đại hội XIII, đó là "Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam".

Phát triển mạnh mẽ nền văn hóa và con người Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đứng trước yêu cầu cấp thiết là phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng; đấu tranh chống các khuynh hướng đồng hóa, nô dịch về văn hóa. 

Đồng thời, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa học, giáo dục của nhân loại để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiến kịp, tiến cùng thời đại. 

Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà cốt lõi là làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, cũng chính là quá trình xây dựng con người, phát huy tối đa nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người - khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa. 

Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, phát triển bền vững đất nước. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đột phá cho phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển.

Đại hội XIII của Đảng xác định

Để làm được điều này, cần thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, phúc lợi văn hóa, an ninh văn hóa, an ninh con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. 

Cùng với đó, tǎng đầu tư của Nhà nước và xã hội cho phát triển sự nghiệp vǎn hóa; đổi mới cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; hoàn thiện và bổ sung các cơ chế chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa văn hóa đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trải qua hàng ngàn năm văn hiến, văn hóa được coi là một sức mạnh nền tảng để xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước. 

Bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc và con người Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, việc phát huy các giá trị tinh hoa của văn hóa sẽ là nguồn lực nội sinh tiếp thêm sức mạnh cho khát vọng chuyển mình của dân tộc ta.

Theo PGS.TS Phạm Duy Đức - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - trong mỗi bước ngoặt của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát huy vai trò của văn hóa để tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nhằm biến khát vọng thực hiện các mục tiêu chính trị thành hiện thực. 

Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược trước đây, Đảng ta đã tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân để khơi dậy khát vọng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống Pháp là tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"; trong kháng chiến chống Mỹ là "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"... 

Tinh thần đó, khát vọng đó đã giúp dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành được những chiến thắng mang tầm thời đại. Trải qua 35 năm của công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành công, chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực văn hóa còn nhiều khó khăn, hạn chế phải tháo gỡ. Một lần nữa, chúng ta cần phải chấn chỉnh lại đội ngũ, khắc phục những yếu kém để tiến lên phía trước. 

Muốn vậy, cần tập trung huy động mọi sự sáng tạo, tinh thần đoàn kết dân tộc, mọi nguồn lực vật chất và tinh thần nhằm thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đây là điểm nhấn mà văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng như Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 sẽ hướng tới.

Phát huy sức mạnh mềm của văn hóa

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Nền văn hóa đó có hệ giá trị và bản sắc riêng và không bị đồng hóa bởi bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Hệ giá trị và bản sắc đó đã tạo nên sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam. 

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia (về chính trị, kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, con người, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…) thì nguồn lực văn hóa đang được nhiều quốc gia coi là một "sức mạnh mềm" quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vị trí, vai trò trên trường quốc tế. 

Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng yêu cầu

PGS.TS Nguyễn Duy Bắc - phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - cho biết: Thuật ngữ "sức mạnh mềm", "phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam" lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam và sức mạnh con người Việt Nam đã trở thành cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Cũng theo ông Nguyễn Duy Bắc, để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam hiện nay, trước hết, cần đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, bởi đây là cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa quốc gia. 

Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa; hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể; nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.

Văn kiện Đại hội XIII nêu rõ

Để đảm bảo những giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, cần quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa đương đại phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh, tiến bộ để tiếp tục gia tăng thêm cơ tầng sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam và lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ra thế giới. 

Cùng với đó, cần tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta và nhân dân thế giới.

Làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng thâm nhập sâu rộng, bền chặt trong đời sống tinh thần của xã hội, trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế; có thêm nhiều hình thức tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài.

Tổ chức tuyển chọn, biên dịch, xuất bản các tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng nước ngoài; tiếp tục đẩy mạnh giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp và trước tác của các danh nhân lịch sử, văn hóa, quân sự tiêu biểu của dân tộc ta... làm lan tỏa, củng cố giá trị văn hóa Việt Nam trong lòng nhân dân thế giới. 

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và ngoại giao văn hóa để phổ biến và lan tỏa hình ảnh đất nước, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam; giúp nhân dân thế giới hiểu biết, yêu mến, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ Việt Nam phát triển; ủng hộ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; tăng cường mở rộng đầu tư, kinh doanh, du lịch vào Việt Nam…

Bên cạnh đó, để gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, phải gắn kết chặt chẽ văn hóa với phát triển kinh tế; "Gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, giữ gìn tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau". 

Du lịch, nhất là du lịch văn hóa, chính là cách thức, là con đường có hiệu quả cao để phát huy sức mạnh mềm văn hóa, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, thu hút du khách quốc tế tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, đầu tư, kinh doanh, gia tăng nguồn thu nhập cho các địa phương và đất nước.

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

TTO - Triển lãm cho thấy rõ quan điểm "văn hóa soi đường cho quốc dân đi" mà Bác Hồ từng phát biểu cũng như đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình, qua những chỉ đạo, những cuốn sách Bác viết, bức thư Bác gửi các trí thức, văn nghệ sĩ…

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp