26/08/2021 18:52 GMT+7

HỎI - ĐÁP về COVID-19: Hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây COVID-19, làm gì để chống nhiễm?

CẨM NƯƠNG
CẨM NƯƠNG

TTO - Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, đã có hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm, 3 người tử vong do COVID-19 thời gian qua. Trước những mất mát với đội ngũ tuyến đầu, làm gì để chống nhiễm khuẩn trong xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID-19?

HỎI - ĐÁP về COVID-19: Hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây COVID-19, làm gì để chống nhiễm? - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định - Ảnh: DUYÊN PHAN

TS.BS Trương Anh Thư - trưởng Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết:

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 là thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm cao cho nhân viên y tế. Virus SARS-CoV-2 có trong dịch tiết hô hấp của người bệnh, do đó trong quá trình lấy mẫu ở cự ly gần, nhân viên y tế phải bảo vệ được các vị trí nhạy cảm trên cơ thể như mắt, mũi, miệng...

Khi lấy mẫu phải sử dụng khẩu trang và kính chống giọt bắn đúng quy định và kỹ thuật.

Hiện nay, nhân viên lấy mẫu phải mặc đồ bảo hộ cấp độ 3 hoặc 4, tuy nhiên trước thời tiết nóng bức như hiện nay, rất dễ xảy ra tình trạng sốc nhiệt.

Vì vậy, nhân viên y tế khi lấy mẫu ngoài việc trang bị khẩu trang, kính chống giọt bắn thì chỉ cần mặc những chiếc áo choàng dài với chất liệu chống thấm, mỏng, nhẹ, giúp họ giảm nóng và dễ dàng thao tác.

Việc mặc áo choàng chủ yếu phòng tránh nguy cơ văng, bắn máu, dịch lên quần áo, đây là vị trí virus rất khó xâm nhập so với các vị trí nhạy cảm khác. Quan trọng vẫn là tuân thủ đúng các kỹ thuật vệ sinh tay, thu gom chất thải, phân loại và bàn giao theo đúng quy trình.

Trong công tác điều trị, nhân viên y tế cần lưu ý để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm:

Thứ nhất, cần phải có hình thức đào tạo phù hợp thực tế. Thứ hai, cần có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm phối hợp rõ ràng. Thứ ba, cần có chính sách sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp.

Tất cả khâu đào tạo đều phải đi ngay vào thực hành, trực tiếp cầm tay chỉ việc. Đối với phương tiện phòng hộ, phải có chỉ định rõ ràng, khoanh vùng theo mức độ nguy cơ trong việc sử dụng.

Nếu không sẽ rất khó kiểm soát tình trạng sử dụng khẩu trang N95 cũng như các vật tư khác, dẫn tới việc những nơi nguy cơ cao thật sự cần thì lại không có.

Để hỗ trợ người dân trước hết nhân viên y tế phải biết bảo vệ bản thân mình, trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, nếu nhân viên y tế sơ suất cũng có thể bị lây nhiễm.

Bộ Y tế đã ban hành văn bản phòng và kiểm soát dịch COVID-19 trong các cơ sở khám chữa bệnh theo quyết định 5188. Trong đó, có nêu chi tiết các nguyên tắc thực hành để giảm nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện, nhân viên y tế cần phải tuân thủ chặt chẽ, nhất quán.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng để dập dịch.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Di chuyển giữa các vùng xanh - đỏ - vàng ở Đà Nẵng như thế nào? HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Di chuyển giữa các vùng xanh - đỏ - vàng ở Đà Nẵng như thế nào?

TTO - Từ ngày 26-8, TP Đà Nẵng bắt đầu thiết lập các vùng đỏ, vùng xanh, vùng vàng sau 10 ngày yêu cầu dân "ở đâu ở yên đấy" để triển khai 3 đợt xét nghiệm. Việc di chuyển qua giữa các vùng này sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch như thế nào?

CẨM NƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp