06/12/2021 08:45 GMT+7

Hỏi đáp cùng thầy thuốc: Nhà chung vách có lây COVID-19 không?

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
BS NGUYỄN THÀNH ÚC

TTO - Nhiều người rất lo lắng khi nhà chung vách có người bị mắc COVID-19, không biết có lây nhiễm không? Một số nhà ở cùng chung hẻm đối diện với nhau thì có nên mở cửa sổ không, có người sợ virus bay qua cửa sổ vào nhà?

Xin khẳng định với bà con là nếu không có tiếp xúc thì không có lây nhiễm COVID-19. Có hai cách tiếp xúc, một là tiếp xúc trực tiếp, tức là khi mình đứng trước bệnh nhân, hít phải giọt bắn của họ vào mũi của mình. 

Hai là tiếp xúc gián tiếp khi giọt bắn có chứa virus dính vào tay rồi vô tình mình đưa lên mắt, mũi, miệng của mình. 

Giả thuyết virus bay trong không khí là không có cơ sở khoa học, vì virus không thể tồn tại bên ngoài tế bào sống, nó luôn luôn tồn tại và phát triển trong tế bào sống như các tế bào niêm mạc mũi, miệng, phế quản, phổi bị tróc ra khi người ta ho, hắt hơi... giọt bắn lớn thì ta nhìn thấy được, giọt bắn nhỏ, dưới dạng khí dung aerosol thì mắt thường không nhìn thấy được, nhưng nó vẫn có khả năng mang virus.

Về chuyên môn, một người bị lây nhiễm virus phải hội đủ hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là phải đủ số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, ít nhất phải có trên 1.000 hạt virus từ người bệnh phát tán ra ngoài rồi đi vào mắt, mũi, miệng người lành. 

Điều kiện thứ hai là thời gian tiếp xúc có đủ lâu để virus xâm nhập hay không.

Đối với số lượng virus, khi người bệnh thở sẽ phát tán 20 hạt virus trong một phút; khi người bệnh nói chuyện sẽ phát tán 200 hạt virus trong một phút; khi người bệnh ho, nhảy mũi sẽ phát tán trên 200 triệu hạt virus trong một phút. 

Những hạt virus này tồn tại khoảng 3 giờ trong không khí ở môi trường kín, thiếu sự thông thoáng, tồn tại từ 2 đến 3 ngày trên một số bề mặt xung quanh.

Đối với thời gian tiếp xúc, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nếu một người F0 đi bộ, đi xe đạp, xe máy chỉ đi lướt qua người khác như trường hợp trên, cả hai đều mang khẩu trang thì khả năng lây rất thấp, gần như không có. 

Nếu mình dừng lại nhưng không nói chuyện, giữ khoảng cách trên 2m trong thời gian dưới 45 phút, thì lây nhiễm rất thấp hoặc không lây. Nếu có nói chuyện với nhau trong thời gian dưới 4 phút thì lây nhiễm cũng rất thấp, nói chuyện trên 4 phút thì lây nhiễm cao. 

Trong môi trường thông thoáng khả năng lây nhiễm rất thấp, ngược lại trong một môi trường kín, ít thông thoáng như trong nhà đóng kín cửa, trong hội trường máy lạnh, thang máy, rạp hát, chung cư dùng chung hệ điều hòa trung tâm... thì lây nhiễm rất cao.

Nhà chung vách nhưng mình không "khoét vách" để tiếp xúc với nhau thì không thể và không lây nhiễm được. Còn nhà hẻm đối diện nhau cũng không lây. Virus không bay qua hẻm được nếu cửa sổ không đối diện nhau và khoảng cách hai nhà trên 2m.

Hãy mở tất cả các cửa trong nhà khi có điều kiện để không khí lưu thông thật thông thoáng, càng thông thoáng càng hạn chế lây nhiễm vì lúc đó nồng độ virus đã bị pha loãng và đẩy ra khỏi nhà nhanh chóng.

Bạn đọc có những thắc mắc, băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng, tiêm ngừa... mời gửi email đến hộp thư Hỏi đáp cùng thầy thuốc theo địa chỉ: [email protected] (để chính xác nội dung bạn đọc quan tâm, vui lòng gõ tiếng Việt có dấu, xin cảm ơn!)

WHO: Biến thể Omicron lây nhiễm cỡ nào, bệnh nặng hơn không? WHO: Biến thể Omicron lây nhiễm cỡ nào, bệnh nặng hơn không?

TTO - "Dữ liệu sơ bộ cho thấy tỉ lệ nhập viện ngày càng tăng lên ở Nam Phi. Tuy nhiên, điều này có thể là do tổng số người mắc COVID-19 ngày càng tăng, chứ không phải do mắc biến thể Omicron" - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp