Vụ hỏa hoạn xảy ra tại số nhà 134 Trần Phú năm 2013 - Ảnh: Thanh Ba |
Theo ông Sơn, hiện TP cũng đang khẩn trương triển khai một số biện pháp cần thiết khác như: yêu cầu các chủ hộ di tích phải cử người trực; cơ quan chức năng sẽ rà soát và tổng kiểm tra, đồng thời bắt buộc toàn bộ các hộ kinh doanh trong khu phố cổ phải trang bị đầy đủ bình chữa cháy mini...
“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn ở phố cổ thời gian qua nhưng phần lớn là do chập điện và thắp nhang dẫn đến phát hỏa”, ông Sơn cho biết thêm.
Được biết, hơn 10 năm trước, TP Hội An đã lắp đặt ống dẫn nước và đường dây cứu hỏa ở tất cả tuyến phố đi bộ, nhưng hiện nay hệ thống này đã xuống cấp trầm trọng và vận hành hết sức khó khăn.
Trước đó, vụ cháy xảy ra rạng sáng 15-2 tại số nhà 95 Nguyễn Thái Học tiếp tục gióng một hồi chuông báo động. Rất may, chủ nhân của ngôi nhà đã phát hiện kịp thời, hô hoán cầu cứu hàng xóm và nhanh chóng tìm cách dập lửa.
Cách đây không lâu, vào ngày 12-11-2016, do sự cố chập điện, một cửa hàng kinh doanh vải cũng tọa lạc trên đường Nguyễn Thái Học đã bị thiêu rụi hoàn toàn trước nỗ lực dập lửa bất thành của nhân viên bán vải.
Và nghiêm trọng nhất có lẽ là vụ cháy diễn ra vào giữa năm 2013. Căn nhà số 134 Trần Phú chuyên bán hàng lưu niệm bằng tre, nhựa đã bị thiêu rụi gần như hoàn toàn và phải đóng cửa trùng tu một thời gian dài.
Ông Nguyễn Chí Trung, giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, cho hay: “Khi trùng tu bất kỳ loại hình di tích nào cũng phải đảm bảo giữ đúng thiết kế ban đầu. Tuy nhiên về mặt lịch sử, di tích sẽ bị suy giảm đáng kể. Do đó, đừng để các vụ hỏa hoạn biến di tích thành phế tích”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận