Gia Bảo, học sinh lớp 4 Trường TH Bình Chánh, dùng tấm bìa thùng mì gói để làm tập học trực tuyến
Bệnh viện dã chiến không chỉ có sự căng thẳng của nơi khám chữa bệnh, sự hối hả của các nhân viên y tế, sự mệt mỏi của bệnh nhân mà còn có bóng dáng của nhiều em nhỏ. Trên giường bệnh, bên cạnh thuốc thang, dụng cụ y tế là sách vở, máy tính, điện thoại...
Tại Bệnh viện dã chiến số 4 (Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP.HCM), khu B7, Gia Bảo lui cui nắn nót viết bài học lớp 4 trên tấm cactông nham nhở xé ra từ thùng mì gói. Phương tiện học tập của em ở đây là chiếc điện thoại cũ kỹ của ba.
Cũng tại bệnh viện này, hai chị em Trương Kim A Na (lớp 5) và Trương Công Thành (lớp 3 Trường TH Tân Lập 6) cùng cha mẹ nhập viện đã 12 ngày. Không có điện thoại thông minh, A Na nhẩm đếm em đã bỏ mất hơn 10 bài học.
Có máy tính tốt nhưng Tuấn Trường - sinh viên năm 3 khoa công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, đang cách ly tại khu cách ly Trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh - cho biết vẫn gặp khó khăn vì đường truyền Internet yếu...
Mỗi em một hoàn cảnh khác nhau, làm nên một hình ảnh rất riêng của bệnh viện thời COVID-19.
Bệnh nhân F0, năm 2 Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, học trực tuyến
Quốc Thái (trái), lớp 12 Trường THPT Tân Túc, học trực tuyến, đầu giường là bình oxy sẵn sàng khi khó thở
Các bác sĩ khu cách ly Trường THCS Tân Túc vừa điều trị bệnh nhân vừa hướng dẫn các em học trực tuyến
Bé Nguyễn Hữu Trung (lớp 1) đã bắt đầu học trực tuyến và mẹ bé luôn bên cạnh để dạy lại cho con tại khu cách ly quận 8, TP.HCM
Cả nhà 4 người là F0 nằm viện đã 12 ngày, trong đó A Na (lớp 5) và Công Thành (lớp 3) phải bỏ bài vở vì không có điện thoại để học trực tuyến
Tình nguyện viên là F0 khỏi bệnh Trần Văn Khá trở thành người thầy, bảo mẫu... bất đắc dĩ khi các em học trực tuyến ở Bệnh viện dã chiến số 4
Hành lang Bệnh viện dã chiến số 4 là chỗ ngồi quen thuộc của Mai Hân vì nơi đây bắt được sóng 3G mạnh nhất bằng chiếc điện thoại đời cũ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận