Học sinh Trường THCS Phan Tây Hồ, quận Gò Vấp, TP.HCM tham gia trò chơi với giáo viên bản ngữ tại Ngày hội vui với tiếng Anh do nhà trường tổ chức - Ảnh: MỸ DUNG
từ lớp 6, sao sinh viên vẫn không được? Bạn đọc Tuổi Trẻ Online chỉ ra những lý do chính và đề xuất giải pháp.
Cô dạy cho có, trò học lấy điểm
Cho biết mình đang học lớp 12 ở quận 2, TP.HCM và thích học tiếng Anh, bạn đọc Khôi Anh chia sẻ: "Em không rõ ở một số trường và thành phố khác có thể thế nào, nhưng ở chỗ em học, em thấy phương pháp dạy chưa thực sự chú trọng vào cái cốt lõi của bất kỳ ngôn ngữ nào kể cả tiếng Anh hay tiếng Việt, đó chính là giao tiếp.
Giáo viên thì đa số là từ thế hệ cũ, khi mà các từ tiếng Anh đều được phiên âm theo tiếng Việt như "Anh-xtanh". Việc không phổ cập lại cái mới cho các giáo viên này sẽ làm lệch lạc phát âm của học sinh.
Phần bài tập phân biệt phiên âm và âm nhấn của mỗi từ, giáo viên toàn dạy "mẹo" như danh từ nhấn ở đâu, tính từ nhấn ở đâu chứ thật sự chẳng biết đọc như thế nào, trong khi một từ trong tiếng Anh có thể nói với rất nhiều giọng điệu và accent khác nhau.
Và điều này cũng đã được chứng minh qua việc 100% số học sinh nói được tiếng Anh đều đi học ở ngoài chứ không có em nào học ở trường mà nói được cả.
Thật sự khi chúng ta nói được một ngôn ngữ nào đó thì việc học thêm vài thứ ngữ pháp chỉ là chuyện lặt vặt thôi, vì khi đó não chúng ta đã thích thú và tiếp nhận ngôn ngữ đó rồi.
Ngoài ra học sinh ở Việt Nam chưa thật sự học là để có kiến thức mà chỉ đơn giản là học để lấy điểm. Điều này nên được khắc phục và giáo dục từ bậc mầm non và tiểu học để tạo thành nền tảng cho tư duy của Next-G ( thế hệ sau)".
Người dạy phải nói đúng, phát âm đúng
Nhiều bạn đọc cho rằng nhiều học sinh, sinh viên không nói được, giao tiếp được do người dạy nói và phát âm chưa đúng. "Học tiếng Anh mà không nói đúng thì cũng giống như câm", bạn đọc Vũ Nguyên Trường viết.
Bên cạnh đó chúng ta chưa có một bộ sách dạy ngoại ngữ hay, đúng chuẩn. Hiện nay, sách giáo khoa tại các trường học phổ thông ở Việt Nam là sách do người Việt biên soạn, "nội dung rất sơ sài, cẩu thả, nhiều sai sót nên học sinh không nắm vững kiến thức" (bạn đọc Nguyễn Trí Long).
"Muốn các em giỏi hoặc tốt về tiếng Anh nói chung và ngoại ngữ nói riêng, chẳng có gì khác hơn ngoài các yếu tố: chương trình, trình độ giáo viên và phương pháp. Cứ theo kiểu dạy bấy lâu nay và với trình độ giáo viên của nhiều nơi, cùng với giáo trình quá lạc hậu thì việc đào tạo ra sinh viên giỏi tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác là bất khả thi", bạn đọc Vũ Hồng ý kiến.
Vậy làm sao để học sinh, sinh viên giỏi tiếng Anh? Có ý kiến cho rằng cách tốt nhất hiện nay là thuê giáo viên bản ngữ dạy từ mẫu giáo tới hết cấp 3.
"Trẻ em ngay từ lớp 1 có khả năng tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh, cần đầu tư ở giai đoạn này. Trả lương giáo viên cao, tuyển chọn khắt khe... để có người giỏi dạy các em. Các em càng lớn càng khó tiếp thu và trí óc bị nhiều vấn đề chi phối, dạy tiếng Anh trễ hiệu quả thấp và uổng phí ngân sách", bạn đọc Nguyễn Huy đề xuất.
Ngại nói, bao giờ giỏi tiếng Anh?
"Học sinh không được tập nói, không dám nói, học thuộc lòng để giải đề thi. Thầy cô dạy tiếng Anh nhưng phát âm như tiếng Việt: phá mơ, đốctơ...thì làm sao các em đọc đúng? Không tổ chức giao tiếp bằng tiếng Anh giữa học sinh hay giữa học sinh với người nước ngoài nên học sinh mặc cảm, thấy người nước ngoài là né, không nói được cả câu chào.
Dạy thì chỉ chú ý ngữ pháp nên học sinh khi ra thực tế phải nặn mãi mới ra một câu y như công thức. Thầy cô có vị mấy mươi năm không tiếp xúc người nước ngoài. Khi có khách đến thì lắc đầu bảo: họ nói nhanh quá không kịp hiểu! Thư viện có đủ sách báo tiếng Anh nhưng rất ít thầy cô mượn đọc... Ngay cả cuộc thi hùng biện tiếng Anh, nhiều phần do thầy cô soạn và tập trước, hỏi sao trò giỏi được?" (Bạn đọc Nguyễn Hữu Nhân).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận