13/11/2018 12:08 GMT+7

Học tiếng Anh từ lớp 6, sao sinh viên vẫn không giao tiếp được?

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Đó là trăn trở của TS Nguyễn Tuyết Phương - Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM về năng lực ngoại ngữ của nhiều sinh viên hiện nay.

Học tiếng Anh từ lớp 6, sao sinh viên vẫn không giao tiếp được? - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trong giờ học tiếng Anh - Ảnh: T.HUỲNH

Sau nhiều năm học tập ở nước ngoài, trở về Việt Nam, "vô cùng sốt ruột" với năng lực tiếng Anh của . Dù không phải là giáo viên ngoại ngữ, chị luôn trăn trở việc này và từng mở lớp dạy tiếng Anh tại nhà.

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Tuyết Phương cho biết: "Qua các lớp giảng dạy trực tiếp trên lớp, tôi có thể đánh giá thực trạng về năng lực ngoại ngữ của sinh viên. Thực tế, trong một lớp học cũng có những sinh viên giỏi ngoại ngữ, chiếm tỉ lệ khoảng 20%, nhưng có đến hơn 30% sinh viên rất kém.

Với mặt bằng chung về năng lực ngoại ngữ của sinh viên nước ta hiện nay có thể nói là thua xa so với các nước trong khu vực".

Ở đại học, sinh viên vẫn chỉ coi tiếng Anh là một môn học như các môn khác. Thực tế, việc giảng dạy môn tiếng Anh trong các trường đại học hiện nay bị giới hạn về thời gian, lớp học không có sự tương tác, giáo viên chủ yếu cũng chỉ dạy văn phạm, viết. Phương pháp kiểm tra hiện cũng khiến người học chỉ hướng đến việc làm bài tập, nên khả năng giao tiếp kém..."

TS Nguyễn Tuyết Phương

* Thực tế cho thấy sau nhiều năm ở trường phổ thông, đa số học sinh gần như không có khả năng giao tiếp, ngay cả những câu xã giao thông thường. Theo chị vì sao?

- Tôi cũng từng thắc mắc, hầu hết sinh viên đều đã học ngoại ngữ từ năm lớp 6 nhưng vào đại học tiếng Anh lại kém, không giao tiếp được.

Kinh nghiệm từ chính bản thân, thời phổ thông tôi học rất tốt môn tiếng Anh, luôn đạt điểm 10 nhưng chỉ giỏi viết, ngữ pháp. Còn kỹ năng nghe, nói cũng kém nên tôi phải tự tìm môi trường để rèn luyện.

Theo tôi, thực trạng trên là do chương trình dạy ngoại ngữ ở bậc phổ thông nhiều năm qua khá lạc hậu, nặng về ngữ pháp mà ít thực tế, thực hành.

* Theo chị, việc dạy ngoại ngữ không chuyên ở trường đại học cần thay đổi ra sao?

- Hiện nay sinh viên luôn than phiền việc dạy ngoại ngữ ở trường đại học là kém hiệu quả, không giao tiếp được nên ngày càng chán. Tôi cho rằng đối với việc dạy tiếng Anh ở trường đại học cần phải đưa vào chương trình, sách giáo khoa, bài giảng phải trang bị đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học.

Khi kiểm tra đánh giá phải hướng đến tất cả các kỹ năng đó. Các trường cần đẩy mạnh kiểm tra năng lực ngoại ngữ đầu vào của sinh viên để xếp lớp theo trình độ khác nhau.

Khi trường chúng tôi tham gia kiểm định AUN, các chuyên gia khuyến khích trường nên sử dụng giáo trình tiếng Anh sinh viên mới có môi trường sử dụng. Tôi thấy rất đúng.

Tất cả các môn học phải giảng dạy bằng tiếng Anh, giáo trình học bằng tiếng Anh, trong phòng thí nghiệm cũng phải nói tiếng Anh... Khi sinh viên bị đẩy vào môi trường bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh tự nhiên sẽ giỏi.

Học tiếng Anh từ lớp 6, sao sinh viên vẫn không giao tiếp được? - Ảnh 3.

TS Nguyễn Tuyết Phương

* Về phía sinh viên, các bạn cần phải làm gì để giỏi ngoại ngữ, thưa chị?

- Thứ nhất, ngoại ngữ là ngôn ngữ nên cần phải nói được, nói đúng để khi người khác trao đổi lại mình có thể nghe và hiểu được. Tôi rất nghiêm khắc trong việc dạy cách phát âm, luôn bắt buộc sinh viên phải đọc đúng.

Thứ hai, người học ngoại ngữ phải luôn sử dụng nó để trau dồi các kỹ năng. Nếu học ngoại ngữ mà chỉ có vài tiết một tuần thì không thể giỏi được. Muốn giỏi ngoại ngữ phải học mỗi ngày và phải biết cách tự học.

Thứ ba, khi học từ vựng không học từng từ mà học nguyên câu, học từ trong một bối cảnh để biết sử dụng phù hợp trong từng ngữ cảnh. Khi các bạn đã có nền tảng ngoại ngữ nhất định có thể tự học.

Thực tế, phần lớn sinh viên Việt Nam rất thiếu tự tin để nói tiếng Anh do không có môi trường tốt để rèn luyện. Muốn giỏi tiếng Anh, các bạn đừng coi đó là môn học cụ thể mà phải học và rèn luyện mọi lúc mọi nơi.

TS Nguyễn Tuyết Phương (sinh năm 1981) hiện là giảng viên khoa hóa học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Năm 2012, chị nhận học vị tiến sĩ tại ĐH Roskilde (Đan Mạch). TS Nguyễn Tuyết Phương từng giữ nhiệm vụ phó trưởng khoa hóa của Trường ĐH Khoa học tự nhiên từ tháng 2-2013 đến tháng 1-2017. Từ năm 2009 đến nay chị đã công bố 15 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Chị còn chủ nhiệm nhiều dự án nghiên cứu cấp ĐH Quốc gia TP.HCM, cấp bộ và quốc tế...
Bỏ phố lên núi học tiếng Anh

TTO - Từ thành thị, nhiều bạn trẻ bỏ phố, xách vali lên núi ở một tháng để chuyên tâm học tiếng Anh. Ở đấy, họ nói với nhau hoàn toàn bằng tiếng Anh, cùng thức dậy lúc 6h sáng tập thể dục, cùng đọc sách mỗi ngày 1 giờ...

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp