11/05/2017 09:14 GMT+7

Học tiếng Anh quá ít cũng gây... quá tải

THẠC SĨ NGUYỄN HỒ THỤY ANH (KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐH SÀI GÒN)
THẠC SĨ NGUYỄN HỒ THỤY ANH (KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐH SÀI GÒN)

TTO - Có thể nói điểm nhấn của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là quy định việc dạy và học tiếng Anh bắt đầu từ lớp 3 và có thể bắt đầu từ lớp 1, với một số địa phương đủ điều kiện.

*** Error ***
Một tiết học tăng cường tiếng Anh của học sinh Trường tiểu học Hồ Văn Huê (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) -Ảnh: NHƯ HÙNG

Dự thảo quy định dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học không quá 70 tiết một năm, vì nếu quá “70 tiết/năm sẽ gây quá tải cho học sinh tiểu học” - theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Một năm học có 35 tuần, vậy tiếng Anh chỉ dừng lại 2 tiết/tuần. Tôi cho rằng khi quy định 70 tiết/năm, dự thảo đã bỏ qua thực tế việc học tiếng Anh của học sinh tiểu học trong khu vực, trong cả nước và trên hết dự thảo đã bỏ qua đặc điểm học tiếng Anh của học sinh tiểu học.

Một trong những lý do nhiều nhà nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ khi tìm hiểu sự thất bại của việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học ở khu vực châu Á và châu Á - Thái Bình Dương là “thời lượng dành cho việc dạy và học không thỏa đáng” (Baldauf và cộng sự, 2011a, 2011b; Hamid & Baldauf, 2011). Hãy xem ở các nước trong khu vực, tiếng Anh được dạy ở tiểu học với thời lượng như thế nào:

- Bangladesh: tiếng Anh được giảng dạy từ lớp 1: 5 lần/tuần, mỗi lần 35 phút (tương đương 3 giờ học tiếng Anh/tuần).

- Trung Quốc: 4 lần/tuần.

- Malaysia dạy từ lớp 1: 5-6 lần/tuần, thời gian dạy từ 150-300 phút/tuần.

Còn ở Việt Nam, thời lượng dành cho việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học như thế nào? Lấy ví dụ về việc dạy tiếng Anh tăng cường 8 tiết/tuần (hơn 4 giờ/tuần) tại TP.HCM, chương trình này bắt đầu từ năm 1988 với 70 học sinh và hiện giờ số học sinh đang tăng lên con số chục ngàn. Nếu dạo một vòng quanh các trung tâm chuyên về giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại TP.HCM, không một trung tâm nào có thời lượng ít hơn 3 giờ/tuần.

Điều này có nghĩa nếu dạy tiếng Anh trên 2 tiết/tuần “gây quá tải cho người học” thì chẳng có phụ huynh nào lại chấp nhận bỏ ra con số chục triệu đồng để trả học phí học tiếng Anh cho “cục cưng” của mình. Và nếu trên 2 tiết/tuần gây quá tải cho học sinh tiểu học thì chương trình tiếng Anh tăng cường của thành phố đã không phát triển mạnh mẽ đến vậy.

Dự thảo cần xem lại việc quy định số tiết học tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Số tiết quá ít mới làm trẻ thật sự... “quá tải”, do buộc trẻ phải nhớ và sử dụng ngôn ngữ trong một khoảng thời gian không phù hợp với đặc điểm học của trẻ.

Học sinh tiểu học học tiếng Anh thông qua trò chơi, bài hát, đọc và kể chuyện... Và một trong những nguyên tắc dạy tiếng Anh cho học sinh là hình thành thói quen sử dụng tiếng Anh, nề nếp trong giờ học tiếng Anh (đặc biệt với các lớp học đông học sinh).

Hai tiết/tuần không đủ thời gian cho giáo viên thiết kế các hoạt động nhằm đạt được nguyên tắc trên và với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học như: nhận thức, chú ý, tập trung..., học sinh cần nhiều thời gian hơn để tiếp nhận và sử dụng kiến thức.

Theo bạn, việc dạy tiếng Anh cho tiểu học như thế nào là hiệu quả, hợp lý? Bạn có góp ý gì cho việc dạy tiếng Anh tiểu học hiện nay? Xin chia sẻ ý kiến dưới bài/ TTO chân thành cám ơn. 

THẠC SĨ NGUYỄN HỒ THỤY ANH (KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐH SÀI GÒN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp