19/05/2011 06:30 GMT+7

Học theo Bác, tìm ra lẽ sống

MY LĂNG
MY LĂNG

TT - Câu chuyện học theo gương Bác của hai trong số 100 cá nhân tiêu biểu được biểu dương có thành tích xuất sắc thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào hôm nay (19-5) tại TP.HCM.

GAe5tMhH.jpgPhóng to

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Mai hướng dẫn một thanh niên viết hồ sơ khám sức khỏe tại khu khám sức khỏe tổng quát - Ảnh: My Lăng

Bức tường trước khu đăng ký khám bệnh của Trung tâm Y tế dự phòng Q.6 dựng tấm bảng lớn viết nội quy cơ quan về giờ giấc, tác phong, thái độ và trách nhiệm của nhân viên trung tâm với bệnh nhân, khách hàng. Cạnh đó là hộp thư ghi nhận ý kiến của bệnh nhân. Bên dưới là số điện thoại đường dây nóng rất đẹp, dễ nhớ. Hỏi ra mới biết đó là số điện thoại của giám đốc trung tâm, bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Mai.

Phục vụ chứ không phải ban phát

Phòng làm việc của bác sĩ Hoàng Mai ở tầng cao nhất. Hỏi vì sao chị không chọn ở tầng trệt để đỡ mất công lên xuống, chị cười giải thích: “Mình ở trên cao mới quan sát hết được khuôn viên của trung tâm và thấy các phòng ban làm việc như thế nào. Tôi ngồi ở đây nhưng có bao giờ ngồi yên đâu. Cứ một lát lại ra hành lang ngó nghiêng một chút rồi xuống tầng trệt đứng ở khu hướng dẫn. Nhiều khi mình tiếp bệnh nhân luôn. Có lần bệnh nhân không biết chữ, tôi viết giúp. Nhân viên thấy vậy, bắt chước rồi tự giác làm theo”.

Sáng kiến “Mỗi cán bộ y tế là một nụ cười thân thiện” của chị Mai được triển khai từ đầu năm 2010. Rồi “Đúng giờ trong học tập, hội họp” - cũng là đề xuất của chị Mai để phục vụ bệnh nhân tốt hơn, được áp dụng chặt chẽ từ đầu năm 2011.

Nữ thủ trưởng ấy cũng là người đưa ra yêu cầu chào cờ vào sáng thứ hai hằng tuần, có điểm danh chặt chẽ. Đó là cách để buộc mọi người đi đúng giờ và đảm bảo 100% nhân viên phải biết hát quốc ca.

Quy tắc ứng xử của y bác sĩ được dán khắp nơi ở Trung tâm Y tế dự phòng Q.6: trong phòng họp, các góc cầu thang, nơi phục vụ bệnh nhân.

“Chúng tôi làm như thế để nhắc nhở thường xuyên nhân viên về thái độ đối với bệnh nhân. Tôi luôn tâm niệm: với bệnh nhân, trách nhiệm và công việc của người bác sĩ gói gọn trong bốn từ: tận tình phục vụ. Bệnh nhân đến gặp mình trong tình trạng sức khỏe không tốt nên khó tính, dễ cáu gắt. Mình phải hiểu được điều đó và luôn dịu dàng. Trong thời buổi kinh tế thị trường, bệnh nhân cũng là khách hàng. Họ bỏ tiền ra thì phải nhận được dịch vụ tương xứng. Cho nên chúng tôi phải phục vụ, phải trân trọng chứ không phải là ban phát” - chị Mai nói.

Hỏi chuyện lấy số điện thoại riêng của mình làm đường dây nóng đặt kế hòm thư góp ý, chị Mai nói một cách giản dị: “Tôi muốn là người trực tiếp và là người đầu tiên nắm bắt phản ảnh của bệnh nhân, lắng nghe những nguyện vọng của họ”.

Cứ ba tháng, 14 đơn vị cơ sở của Trung tâm Y tế dự phòng Q.6 lại làm một đợt khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân. Tỉ lệ “rất hài lòng” không cao nhưng tỉ lệ “hài lòng” luôn trên 95%. Chị Mai cho biết: “Thi đua phải có khen thưởng. Làm “chay” không ai theo. Và nếu vi phạm thì phải có chế tài. Ai vi phạm sẽ bị trừ vào thu nhập tăng thêm tùy theo mức độ. Điều tự hào nhất là dù lương bổng không cao nhưng mọi người đều tâm huyết với nghề. Một vài anh em bị trừ điểm thi đua không phải do có thái độ không tốt với bệnh nhân mà là... đi trễ hoặc gây gổ trước mặt bệnh nhân”.

Nói về “sếp” của mình, chị Ngọc Thu, chủ tịch công đoàn trung tâm, nhận định: “Chị Mai là người rất quyết đoán, tận tâm với nghề, với đồng nghiệp. Có người lãnh đạo như chị cơ quan mới có kỷ luật, nề nếp”.

“Nếu ai cũng sợ chắc TP mình ngập hết”

4169ticd.jpgPhóng to
Anh Võ Văn Chưa bên công trình đang thực hiện - Ảnh: My Lăng

11g, chúng tôi gặp anh Võ Văn Chưa ngay tại công trình trong con hẻm ở đường Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp). Anh Chưa hiện là nhóm trưởng nhóm phụ trách về cống, đường, hố ga của đội môi trường (Công ty TNHH Dịch vụ công ích Q.Gò Vấp). Mùi hôi nồng nặc từ các hố ga xộc vào mũi. Các bao tải nhỏ đựng rác và đất cát vét lên từ lòng hố ga rỉ ra thứ nước đen sánh, nằm chất đống sát lề đường.

“Tôi vào nghề từ năm 1985. Hồi đó, đội chỉ có mười người. Mỗi lần đụng tới hố ga, chỉ 2-3 người dám xuống mà tôi là một trong 2-3 người ấy. Tuần đầu mặt mày cứ xây xẩm, choáng váng, thấy ghê ghê. Riết rồi thành quen. Nếu ai cũng sợ chắc TP mình ngập hết” - anh Chưa kể.

“Năm nào tụi tôi cũng phải làm trước mùa mưa để khai thông cống rãnh, hố ga. Nhiều lần hốt sình lên, dân càu nhàu la dơ dáy quá. Có người nạt nộ kêu không làm ăn buôn bán được. Có người hỏi sao không làm ban đêm mà cứ nhằm ban ngày làm? Nhiều lần 21g xe chở nhựa đường mới được vô TP. Anh em làm lẹ thì 2g-3g sáng xong, chậm thì 4g-5g mới xong. Nhưng đâu phải cái nào cũng làm ban đêm được. Mình phải nói sao cho dân hiểu, thông cảm chứ không dễ nổi nóng lắm. Tôi luôn nghĩ rằng làm việc đừng để công ty phiền trách, không để mất lòng dân. Mình làm tốt bao nhiêu thì công ty có tiếng tăm, uy tín, dân tin tưởng bấy nhiêu”.

* “Bác là tấm gương lớn cho nhiều thế hệ noi theo. Cả cuộc đời của Người hi sinh cho đất nước, cho dân tộc. Sự giản dị, gần gũi, chân thành và luôn nghĩ đến lợi ích dân tộc, nghĩ đến cái chung của Bác là điều mà cả cuộc đời tôi luôn tâm niệm phải phấn đấu và làm theo, dù biết rằng những việc mình làm rất nhỏ bé” (chị Hoàng Mai).

* “Ngày xưa khi Bác ra đi tìm đường cứu nước chịu biết bao cực khổ, vất vả và cả nguy hiểm còn vượt qua được. Bác có bao giờ đòi hỏi gì cho mình đâu. Công việc của tôi tuy làm việc trong môi trường độc hại nhưng có thu nhập. Tôi có thể nuôi hai đứa con ăn học đàng hoàng. Mình làm cho Nhà nước, Nhà nước trả lương bao nhiêu thì trả, tôi không đòi hỏi. Tôi chỉ mong sao có sức khỏe để làm việc nuôi gia đình” (anh Võ Văn Chưa).

MY LĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp