10/09/2024 12:11 GMT+7

Học sinh dùng điện thoại ở trường học, lỗi ba mẹ hay lỗi ở nhà trường?

Cấm hay không cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học và cấm đến mức độ nào? Theo nhiều bạn đọc, điều này cần phải có sự quyết liệt từ ngành giáo dục.

Học sinh dùng điện thoại ở trường học, lỗi ba mẹ hay lỗi ở nhà trường? - Ảnh 1.

Trên thế giới, ngày càng nhiều quốc gia cấm học sinh dùng điện thoại di động ở trường học - Ảnh: KATV

Trên thế giới, ngày càng nhiều quốc gia cấm học sinh dùng điện thoại di động ở trường học nhằm tăng sự tập trung và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, tăng tương tác xã hội,...

Còn ở Việt Nam, chuyện cấm hay không cấm học sinh dùng điện thoại trong trường tiếp tục thu hút nhiều ý kiến tranh luận từ bạn đọc.

Tính đến 8h sáng 10-9, theo kết quả thăm dò trên Tuổi Trẻ Online, đã có đến 74,5% bạn đọc mong muốn "Nên cấm tuyệt đối" và 25,5% bạn đọc đề xuất "Chỉ cấm một phần".

Phụ huynh đừng tạo "gốc", buộc nhà trường dẹp phần "ngọn"

Đứng về số đông những người ủng hộ việc cấm tuyệt đối học sinh dùng điện thoại trong trường, bạn đọc Luân Nguyễn nêu ý kiến: "Tôi thấy việc dùng điện thoại với học sinh khiến các em không tập trung, ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả học tập. Hiện nay nhiều nước đã cấm học sinh mang điện thoại tới trường".

Bạn đọc này cũng đề nghị phụ huynh cùng kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất và quán triệt trong toàn bộ hệ thống giáo dục về việc học sinh không dùng điện thoại trong trường học.

Cùng ý này, bạn đọc Kim Loan bổ sung: "Phụ huynh ủng hộ hoàn toàn việc cấm sử dụng điện thoại trong lớp học, mong cơ quan chức năng ra quy định sớm. Chỉ có nhà trường với giáo viên mới làm triệt để được".

Theo bạn đọc 5 Mì Lát, việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học thật ra không khó. Nếu có sự đồng lòng của tất cả phụ huynh và quyết tâm của nhà trường chắc chắn sẽ đưa vào kỷ cương, nề nếp.

Bạn đọc này phân tích: Thứ nhất: Phụ huynh phải đồng hành với giáo viên trong việc giám sát học sinh mang điện thoại vào trường học.

Thứ hai: Phụ huynh đừng tạo ra cái gốc rồi bắt nhà trường, giáo viên phải dẹp cái ngọn.

Và cuối cùng: Đừng để tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa nhà trường và phụ huynh.

Cùng đưa ra 3 lý do để cấm học sinh sử dụng điện thoại, bạn đọc tài khoản Cát Bụi viết: Thứ nhất: Đến trường để học, bớt một sự lo ra thì thêm được một phần tập trung.

Thứ hai: Đến trường được tập giao tiếp thầy cô, bạn bè như một xã hội thu nhỏ.

Thứ ba: Trường học là nơi bình đẳng, tránh so sánh giàu nghèo qua các vật dụng cá nhân.

Còn theo bạn đọc Anh Vũ: "Nếu cơ quan chức năng, cụ thể ở đây là ngành giáo dục ra quyết định cấm tuyệt đối học sinh xài điện thoại, tôi nghĩ gia đình, nhà trường, xã hội sẽ ủng hộ".

Theo bạn đọc này, một giải pháp hợp lý, phù hợp với số đông, có lợi cho học sinh về lâu dài thì không cớ gì ngành giáo dục phải ngần ngại.

Dùng điện thoại chụp lại bài vở, đỡ mất thời gian ghi chép

Bên cạnh việc ủng hộ việc cấm tuyệt đối, một số phụ huynh khác cho rằng cần nhiều nghiên cứu và phân tích toàn diện hơn, chứ không phải nói cấm là cấm hẳn.

Về ý này, bạn đọc Phạm Sanh đề nghị: "Không phải là cấm hay cho học sinh sinh viên dùng điện thoại di động, vấn đề là sử dụng làm gì, như thế nào, trường hợp nào, công nghệ gì. Các nước cũng vậy, không phải nói cấm là cấm tuốt".

Tài khoản tên Bạn Đọc nêu quan điểm: "Giá trị thực dụng của chiếc điện thoại trong đời sống của mỗi người là rất lớn ở mọi lúc mọi nơi! Thiết nghĩ, không nên cấm, mà hãy tìm giải pháp khắc phục".

Cùng nhìn nhận những mặt tích cực của điện thoại, bạn đọc tài khoản Hoang Giang dẫn chứng: "Ngày xưa khi không có thiết bị di động, khi thầy giảng một bài toán học trò phải chú tâm nghe. Xong rồi phải mất nhiều thời gian ghi chép vào tập những bài giải để hôm sau dựa vào làm các bài tập.

Còn bây giờ có điện thoại thầy giảng tới đâu nghe tới đó, đoạn nào cần chú ý thì lấy điện thoại ra chụp ảnh cần thiết rút ngắn được nửa thời gian, dùng cho việc nâng cao kiến thức học sinh".

Tìm giải pháp dung hòa, bạn đọc Minh Anh viết: "Thường là cái gì cấm thì hay lén lút làm. Điện thoại cũng vậy, theo tôi cứ cho sử dụng thoải mái, miễn đừng ảnh hưởng đến giờ học. Cụ thể, quy định trong giờ học phát hiện học sinh xài thì giáo viên cứ tịch thu. Như vậy chẳng em nào dám!".

Góp thêm ý kiến, bạn đọc tài khoản AQ bổ sung: "Đồng tình, vẫn cho học sinh dùng điện thoại, nhưng phải có nơi có chỗ. Trong giờ học, phát hiện học sinh dùng điện thoại là hạ bậc hạnh kiểm. Trường học làm quyết liệt sẽ vào nề nếp".

Học sinh sợ thầy cô hơn sợ bố mẹ

Theo tôi, đây không phải là lúc bàn tán cấm hay không cấm việc học sinh dùng điện thoại mà cần phải có sự quyết liệt từ ngành giáo dục.

Môi trường giáo dục nên tiên phong trong mọi vấn đề, kể cả định hướng đạo đức, lối sống.

Chính thầy cô giáo mới là người mà học sinh sợ và nghe lời nhất, chứ không phải bố mẹ. Trường học là nơi phản ánh văn hóa thu nhỏ của xã hội, rộng ra là của đất nước.

Có rất ít bố mẹ thành công trong việc cấm con sử dụng điện thoại trong khi nhà trường cho phép. Nhưng tôi tin rằng sẽ có rất nhiều em sẽ ít sử dụng điện thoại hoặc không sử dụng khi đến trường nếu nhà trường cấm.

Ngành giáo dục cần tiên phong trong mọi vấn đề để giáo dục con người, chứ đừng đẩy cho người khác. Xã hội đã phân công rồi mà. Anh chưa làm được tức là chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Bạn đọc tài khoản Hung

Thăm dò ý kiến

Ngày càng nhiều quốc gia cấm điện thoại di động ở trường học nhằm tăng độ tập trung và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, tăng tương tác xã hội... Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Cấm học sinh sử dụng điện thoại: Nói thì dễ làm được mới khó - Ảnh 3.Hiệu ứng tích cực từ giảm sử dụng điện thoại di động trong trường học

Kết quả cuộc khảo sát mới đây tại Na Uy cho thấy việc có hơn 96% các trường tiểu học tại quốc gia này thực hiện quy định hạn chế sử dụng điện thoại di động trong khuôn viên trường đã mang lại nhiều tác động tích cực.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp