Học sinh đánh bạn dã man, 'thầy cô khổ một, cha mẹ khổ cả đời', cách nào trị bạo lực học đường?

Liên quan nhóm nữ học sinh dùng tay, chân, mũ bảo hiểm đánh bạn tới tấp ở phường Tam Bình, TP Thủ Đức (TP.HCM), nhiều bạn đọc cho rằng xuất phát từ việc phụ huynh và nhà trường lơ là trong quản lý, giáo dục.

đánh bạn - Ảnh 1.

Nữ học sinh bị nhóm nữ sinh đánh hội đồng dẫn đến chấn thương - Ảnh: Cắt từ clip

Rất nhiều ý kiến bạn đọc phản hồi liên quan vụ "Công an lấy lời khai ngay trong đêm 10 học sinh đánh bạn học dã man ở Thủ Đức". 

Trong đó nhiều ý kiến bày tỏ bức xúc với vụ việc trên và cho rằng bạo lực học đường xuất phát từ việc phụ huynh và nhà trường lơ là trong quản lý, giáo dục, giám sát con trẻ, dẫn đến hậu quả.

Do cha mẹ, nhà trường hay do xã hội?

"Thương bé gái quá", bạn đọc Hoa Ly chia sẻ với bé gái bị nhóm học sinh đánh. "Phụ huynh bạn bị đánh nên đưa con đi khám điều trị tổng quát cho kỹ", bạn đọc duyanh khuyên.

Trong khi đó bạn đọc Huong bày tỏ: "Đáng sợ là có những học sinh đứng reo hò cổ vũ". "Một số đông học sinh đứng ngoài cổ vũ livestream! Không biết nói sao nữa", tài khoản thieunguyen viết thêm.

Nói về thực trạng bạo lực học đường hiện nay, bạn đọc số điện thoại 0934******46 và Sỹ Hưng cho biết "bạo lực học đường hiện nay rất phức tạp, gia tăng rất báo động và ngày càng trẻ hóa". "Nạn bạo lực học đường vẫn còn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn", bạn đọc tài khoản Minh kute viết tiếp.

Cùng quan tâm đến thực trạng này, tài le_q****@yahoo.com đặt câu hỏi: "Cần xem lại tại sao gần đây học sinh cố ý đánh nhau rồi tung lên mạng nhiều hơn?".

Theo bạn đọc TH, "cần phải tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phải tìm ra nguyên nhân thì mới có cách giải quyết". 

Đề cập đến nguyên nhân xảy ra vụ việc, bạn đọc Nguyen Toan chỉ ra địa chỉ cụ thể: "Xem lại phụ huynh các bé dạy dỗ ra sao". 

Tương tự, bạn đọc Ngô Văn Ấm nhấn mạnh thêm rằng: "Phụ huynh thì không rõ ràng, cứ để cho tụi trẻ làm sai".

Ngoài trách nhiệm của gia đình, của phụ huynh, bạn đọc có tài khoản thu****@gmail.com chỉ ra rằng "lỗi cha mẹ không giáo dục từ nhà, lỗi nhà trường không quản lý chặt". Còn theo bạn đọc Trần Khang đó là hệ quả của việc thiếu kỷ cương của nhà trường và thiếu sự dạy dỗ của gia đình nên dẫn đến hậu quả như vậy.

Tài khoản Tấn Trần nêu quan điểm: đây là hậu quả của việc cha mẹ không quản lý, nhà trường thiếu quan tâm, xem nhẹ môn giáo dục đạo đức.

"Chắc chắn sẽ có người đổ lỗi cho nhà trường, trong khi thầy, cô chỉ cần la mắng thôi là phụ huynh đã không chịu rồi", bạn đọc Nguyễn Thành Phước nêu ý kiến.

Nhiều bạn đọc cho rằng còn một nguyên nhân khác nữa đến từ môi trường, mạng xã hội mà học sinh đang tiếp cận hằng ngày.

"Cho trẻ em tiếp xúc môi trường hay thông tin độc hại thì chúng làm theo thôi", bạn đọc An viết. Tài khoản Nấu Bò Viên tiếp lời: học sinh mà xài điện thoại, lên mạng nhiều dễ hư hỏng. 

"Nguyên nhân trẻ em bạo lực học đường có thể do ảnh hưởng từ việc bắt chước người lớn hoặc xem mạng xã hội nhiều, hoặc xem những phim ảnh có tính bạo lực", bạn An lý giải. 

Vì vậy theo bạn đọc CT "nếu bị phạt thì cha mẹ là người phải chịu thay hình phạt giống như giao xe cho người không đủ tuổi". Theo bạn đọc Uyen "cha mẹ, gia đình phải đóng tiền phạt, rồi đền bù cho nạn nhân". 

Cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm

Nguyễn Phương nêu thực tế: "Rất nhiều học sinh càng ngày càng không được sự quan tâm của gia đình. Các em suốt ngày ôm điện thoại, xem phim hành động, mấy phim hoạt hình có siêu nhân cũng có bạo lực, không nghe lời cha mẹ. 

Đến trường thì giáo viên không dám đụng đến vì sợ con họ hư quá lỡ có đánh một cái cũng bị kiện. Dây dưa kiện tụng mất việc, mệt. 

Nhiều phụ huynh không hiểu rằng nếu học sinh hư thì giáo viên chỉ khổ một hai năm, nhưng cha mẹ sẽ là người khổ cả đời, xã hội có những công dân không có ích".

Theo tài khoản Vietroad, "học sinh ngày nay chỉ học và lướt mạng xã hội. Hầu hết những vụ bạo lực học đường đều bắt nguồn từ mâu thuẫn trên mạng xã hội".

Để giải quyết vấn đề bạo lực học đường, nhiều bạn đọc cho rằng bậc phụ huynh phải giáo dục con trẻ từ môi trường gia đình. Về phía nhà trường phải quản lý, giám sát chặt chẽ các em.

"Rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình cùng cơ quan chức năng giám sát thật chặt, sát sao với các em hơn nữa trong việc giáo dục, định hướng cũng như nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh", bạn đọc Sỹ Hưng nêu ý kiến.

Bạn đọc Nguyên Bằng mong muốn ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, làm trong sạch  môi trường giáo dục. "Nếu các em chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người giám hộ trực tiếp là phụ huynh nên chịu trách nhiệm việc làm của các em", bạn đọc tên Khoa gợi ý.

Cùng quan điểm, bạn đọc Chương cho rằng gia đình phải là nơi có trách nhiệm giáo dục con em của mình về đạo đức, cách sống. "Đề nghị cha mẹ, người giám hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất lẫn tinh thần cho người bị hại", bạn đọc Khoa thẳng thắn chỉ ra.

Theo bạn đọc Hoàng, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nề nếp được nuôi dạy đàng hoàng chắc chắn sẽ không bao giờ tham gia đánh bạn như vậy. Phải nhìn nhận sự thật đừng đỗ lỗi cho giáo dục với xã hội nữa.

"Cứ đặt vị trí bé bị đánh là con mình, tôi tin ai cũng không thể ngồi yên được. Các em còn bé chưa ý thức hết được mức độ nguy hiểm của hành vi của mình. Nên cần nâng cao tuyên truyền từ phía nhà trường, hy vọng các em đủ nhận thức để không tái phạm", tài khoản Minh Hòa chia sẻ. 

Về lâu dài, bạn đọc Lê Văn Thuận đề nghị: "Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa vào chương trình học chính khóa về bạo lực học đường".

Nhóm học sinh đánh bạn ở Thủ Đức: Phụ huynh và nhà trường cần quản lý các em chặt chẽ hơn - Ảnh 2.Nhóm học sinh đánh bạn học dã man ở Thủ Đức khai gì?

Nhóm học sinh khai trong quá trình học tập đã xảy ra xích mích, mâu thuẫn với bạn nữ vì 'nói xấu nhau' nên đánh dằn mặt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp