Ảnh minh họa: Shutterstock
Là cán bộ quản lý một trường THPT, tôi có vài suy nghĩ cần trao đổi.
Thứ nhất, về sự riêng tư của . Đúng là giáo viên không được tự mình mở điện thoại của ra để xem nội dung, nhưng giải quyết theo hướng "mời phụ huynh hoặc người giám hộ lên và học sinh lên, yêu cầu học sinh tự tay mở điện thoại" như một số ý kiến là không ổn.
Xin nói ngay, phụ huynh đâu phải ở nhà chờ nhà trường mời lên để làm việc liên quan tới con em mình, tức thời để có mặt theo yêu cầu của nhà trường, trong nhiều trường hợp là không thể. Vậy là phải chờ, giữ điện thoại học sinh lâu cũng không được, và khi học sinh biết thầy cô phát hiện, các em xóa tin nhắn, lúc này nhà trường giải quyết sao đây?
Học sinh, có em rất bướng, khi mời lên, nếu các em không hợp tác mở điện thoại, làm sao đây? Tôi chứng kiến nhiều trường hợp học sinh đã không thực hiện yêu cầu của thầy cô, thậm chí các em có hành vi, lời nói khó nghe.
Ở đây, theo tôi, nhà trường nhanh chóng lập tổ công tác gồm đại diện của ban giám hiệu, Đoàn trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, học sinh có liên quan, đại diện lớp học sinh có liên quan cùng làm việc.
Học sinh tự tay mở điện thoại là tốt, nếu không, một thành viên của tổ công tác tiến hành mở điện thoại trước sự chứng kiến của mọi người dự họp.
Nếu chúng ta cho rằng "sự riêng tư và nhân phẩm các em cần tôn trọng triệt để", và thầy cô không được lục soát đồ dùng học sinh thì khi học sinh mang thuốc lá, hung khí, chất gây cháy nổ đến trường thì khi xảy ra sự cố trách nhiệm thuộc về ai?
Nói thêm về sử dụng điện thoại di động trong giờ học, đây là điều học sinh không được làm, nhiều trường học thực hiện triệt để, ít nhiều có gây khó chịu nhưng nhìn chung là đem lại lợi ích cho chính học sinh, phụ huynh.
Cũng nhờ việc tăng cường kiểm tra học sinh, nhiều trường ngăn chặn kịp thời việc học sinh dùng hung khí đánh nhau, đốt pháo trong lớp, trường.
Thứ hai là chuyện học sinh nói xấu thầy cô. Có ý kiến cho rằng trong sự việc ở Thanh Hóa, cần đánh giá lại liệu toàn bộ nội dung các em nói đều là bôi nhọ, vu khống? Có phải tất cả những gì các em nói nghịch ý nhà trường đều là nói xấu?...
Xin thưa: nói xấu và tranh luận là hai việc làm khác xa nhau về câu từ, ý nghĩa, bản chất, cách nêu vấn đề, đến học sinh còn phân biệt được, sao thầy cô có thể nhầm?
Lúc thầy cô sai, học sinh bức xúc, đưa vụ việc lên mạng xã hội, các em có nên buông lời cay độc, tổn thương đến danh dự thầy cô hay không?
Có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua...", đó là chưa nói đến, sao học sinh không nhắn tin trực tiếp thầy cô cần góp ý hoặc gửi ý kiến đến cán bộ Đoàn, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm?
Đừng bắc thang cho học sinh leo, rồi xoay trục từ lỗi của học sinh sang lỗi của thầy cô!
Học sinh nói xấu dẫn đến hỗn láo với thầy cô cần được xem xét cẩn trọng. Cần thấy được nhận định của hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Trãi không phải là không có cơ sở.
Điều mà nhiều người không đồng tình với trường là sai phạm của các em có thể kỷ luật ở mức thấp hơn, một cách thấu tình, đạt lý; tạo cơ hội để học sinh rèn luyện, thể hiện tính nhân văn của nhà trường, áp dụng kỷ luật một cách tích cực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận