Học sinh bị truy vấn đến phải bỏ thi

NGỌC HẬU
NGỌC HẬU

TT - Trong những ngày qua, bà Lê Kim Anh, phụ huynh của em L.P.A.T. (13 tuổi, học lớp 7/1 Trường THCS An Hòa, Trảng Bàng, Tây Ninh), rất bức xúc về việc ngành giáo dục huyện Trảng Bàng đã truy vấn con bà đến độ con bà sợ phải bỏ cả thi học kỳ 2, trốn về nhà ở tận tỉnh Long An.

aJ851hL8.jpgPhóng to
Cha mẹ học sinh L.P.A.T. trình bày sự việc - Ảnh: Ngọc Hậu

Theo bà Anh, muốn con mình học tốt, hai vợ chồng bà đã gửi cháu T. (ở huyện Đức Hòa, Long An) cho một người cháu ruột là cô M.L. (tức chị em chú bác với em T.) - giáo viên Trường THCS An Hòa, Trảng Bàng (Tây Ninh) - nuôi dạy và cho cháu vào trường này học.

Khoảng giữa cuối tháng 3, trong giờ giải lao chuyển tiết, cô M.L. vào lớp 7/1 hỏi vì sao hôm trước em T. trốn học phụ đạo đi chơi. Do hỏi mà em T. không trả lời, cô M.L. kêu xuống cuối lớp và dùng thước đánh nhiều cái vào mông em này.

Bị mời nhiều lần

Bà Anh cho biết cô M.L. đã gọi điện báo toàn bộ vụ việc và bà đồng tình với cách làm của cô M.L.. Tuy nhiên, ngày 3-4 cán bộ của Phòng GD-ĐT huyện Trảng Bàng đã đến Trường An Hòa để xác minh việc em T. bị cô M.L. đánh.

Đoàn công tác của Phòng GD-ĐT huyện Trảng Bàng đã nhiều lần đến trường mời em T. và các bạn cùng lớp lên để truy vấn việc bị cô M.L. đánh đòn bao nhiêu cái. Ngày 24-4, ba cán bộ của Phòng GD-ĐT cùng hai giáo viên của trường truy vấn em T. và bắt em viết tường trình vụ việc.

Bà Anh cho rằng việc Phòng GD-ĐT huyện đã mời truy vấn mà không có mặt cha mẹ, người thân khiến em T. sợ gấp nhiều lần so với đánh đòn.

Do vậy, sáng 25-4 em T. không dám đến trường mà phải trốn về nhà ở Long An. Bức xúc, bà lên Phòng GD-ĐT huyện Trảng Bàng nhưng không ai giải quyết. Bà về Trường THCS An Hòa thì thấy các cán bộ ở Phòng GD-ĐT đang yêu cầu học sinh cùng lớp với T. viết tường trình vụ cô M.L. đánh em T.. Theo bà Anh phản ảnh, ngày 3-5 em T. tiếp tục bỏ thi thêm một môn nữa và liên tiếp đòi chuyển trường về Long An học.

Lập đoàn kiểm tra xác minh đơn tố cáo

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn An, hiệu trưởng Trường THCS An Hòa, cho biết vụ việc này Phòng GD-ĐT huyện thụ lý, trường chỉ cố gắng bố trí giờ ra chơi chuyển tiết để các cán bộ Phòng GD-ĐT gặp gỡ các em và có chủ tịch công đoàn cùng hiệu phó của trường làm giám hộ. “Mọi việc đều do Phòng GD-ĐT thụ lý, chúng tôi không được biết” - ông An nói. Về việc em T. sợ phải bỏ thi, ông An nói: “Chúng tôi sẽ bố trí cho em thi lại”.

Tuy nhiên, phía gia đình em T. cho rằng con mình rất khó làm bài thi tốt trong tình cảnh này.

Ông Phạm Ngọc Hải, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Trảng Bàng, cho biết ngày 29-3 phòng nhận được đơn tố cáo chuyển từ Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh, yêu cầu xử lý việc cô M.L. đánh học sinh trong giờ học nên đơn vị đã tổ chức đoàn kiểm tra vụ việc. Phòng đã đến trường để gặp gỡ em T. hai lần vào ngày 3-4 và 24-4. Sắp tới, phòng sẽ cho đối chất giữa các học sinh và những bên có liên quan về việc này.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi vì sao cán bộ của phòng đến truy hỏi học sinh mà không mời giám hộ, ông Hải nói: “Phòng đã yêu cầu trường bố trí cán bộ công đoàn và hiệu trưởng, hiệu phó làm giám hộ cho các em và nói rõ các em không phải sợ gì cả”.

Ông Hải khẳng định cô M.L. đánh học sinh trong lớp là vi phạm những điều không được làm đối với giáo viên, xúc phạm danh dự, thân thể học sinh và vi phạm quyền trẻ em. Chúng tôi đặt câu hỏi phòng có biết cô M.L. là chị em chú bác với em T. và được bố mẹ em T. (ở Long An) ủy quyền nuôi dưỡng em này, ông Hải cho biết điều này sẽ được xem xét khi tiến hành các bước xử lý vụ việc.

Phải có giám hộ để đảm bảo khách quan

Luật sư Đoàn Trí Phồn, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng đối với trẻ vị thành niên, các cơ quan đơn vị mời lên làm việc phải có giám hộ là cha mẹ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của học sinh. Ngành giáo dục mời trẻ vị thành niên lên nhiều lần là không nên và không cần thiết.

Theo luật, khi truy vấn trẻ vị thành niên nếu không có giám hộ là bố mẹ thì phải mời ông bà hoặc người thân của các em. Giáo viên của trường, chủ tịch công đoàn, thậm chí giáo viên chủ nhiệm thì chỉ là giám hộ đoàn thể, không phải là người giám hộ theo quy định. Đây là vấn đề có liên quan đến pháp luật để xử lý một người nào đó thì phải có giám hộ để bảo vệ tinh thần, đảm bảo lời nói khách quan của các em. Quy trình này không đảm bảo về mặt giáo dục và cách xử lý theo pháp luật.

NGỌC HẬU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp