07/02/2006 16:27 GMT+7

Học giả Việt xông đất Đại học quốc gia Úc

B.C  (Canberra, Úc)
B.C  (Canberra, Úc)

TTO - Chương trình Việt Nam tại tuần lễ nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương 2006 tại ĐH Quốc gia Úc với 25 học giả đến từ Úc, Mỹ, Thái Lan, Việt Nam đã trình bày những nghiên cứu mới về Việt Nam.

Q3oQ6L78.jpgPhóng to
Các học giả trao đổi với nhau trong giờ giải lao
TTO - Chương trình Việt Nam tại tuần lễ nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương 2006 tại ĐH Quốc gia Úc với 25 học giả đến từ Úc, Mỹ, Thái Lan, Việt Nam đã trình bày những nghiên cứu mới về Việt Nam.

Mục tiêu của tuần lễ nhằm tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ mở rộng quan hệ, và trao đổi ý tưởng nghiên cứu với đồng nghiệp, tiếp xúc trao đổi với các học giả giàu kinh nghiệm, đồng thời tiếp cận nguồn tài liệu tại hai thư viện của ĐHQG Úc và thư viện Quốc gia Úc (The National Library of Australia).

Phỏng vấn nhanh với TS.Thái Duy Bảo, giảng viên ĐH Quốc gia Úc, người phụ trách chương trình Việt Nam học, cho biết trong bối cảnh đổi thay hiện nay, cùng với sự ra đời của nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới và trong lộ trình gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về Việt Nam đã nhân lên một cách đáng kể về mặt số lượng so với trước đây.

“Riêng Hội thảo Việt Nam học lần này còn mang một ý nghĩa đặc biệt cho các học giả trẻ - đó là, bổ sung cho họ những góc nhìn khác với xu hướng ước lệ của chính chuyên ngành hẹp họ nghiên cứu, bằng những trải nghiệm thực tế và các kết quả cụ thể của các nghiên cứu viên đồng nghiệp về Việt Nam”, TS.Thái Duy Bảo cho biết. “Nghiên cứu như vậy sẽ đưa đối tượng nghiên cứu của mình vượt xa khỏi các biên giới chuyên ngành, để rồi nhìn nó như một tổng thể trong một không gian chéo, trong sự tương tác của các bình diện vốn có những xu hướng kế thừa, bổ sung lẫn nhau”.

Thú vị và bất ngờ cho thành viên của chương trình là những nghiên cứu của bè bạn quốc tế về những vấn đề Việt Nam đương đại còn những vấn đề “khó gặm” như: luật đất đai của thời Tiền Lê (1428-1527) của NCS người Thái Lan, Amnuayviet Thibordin, đề tài dân chủ cơ sở của một nghiên cứu sinh người Úc, vấn đề bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc qua ý tưởng “bảo tàng sinh thái” (ecomuseum) của GS Amareswar Galla, ĐH Quốc gia Úc và ĐH Queensland...

Mảng ngôn ngữ và ngôn ngữ xã hội học cũng được nhiều quan tâm trong số những học giả tham gia chương trình bao gồm các nghiên cứu về ngữ dụng học về hành vi bác bỏ trong tiếng Thái và tiếng Việt của NCS Siriwong Hongsawan, ĐH Quốc Gia Hà Nội. Một nghiên cứu khác của NCS Nguyễn Tấn Lan Thi về tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở Sydney.

Chương trình thật sống động với những nghiên cứu về kinh tế như chuyển giao công nghệ ở Việt Nam qua thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài của NCS Lê Quốc Hội ĐH Adelaide; nghiên cứu về những vấn đề quản trị công ty trong luật doanh nghiệp Việt Nam của NCS Bùi Xuân Hải, ĐH LaTrobe. Một nghiên cứu khác của NCS Lê Thị Thục, ĐHQG Úc, mô tả quyền lực và địa vị của phụ nữ trong bộ máy chính trị Việt Nam và giải thích hiện trạng đó từ góc độ chuẩn mực giới.

Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về giáo dục, văn hóa của Việt Nam. Gây chú ý nhất trong mảng này là các báo cáo: vấn đề đại học cộng đồng ở Việt Nam của TS Diana Oliver, ĐH Texas Tech, hệ thống kiểm định giáo dục đại học ở Mỹ và những gợi ý cho đại học Việt Nam của TS Nguyễn Thị Thanh Phượng, ĐHKHXH-NV TP.HCM và tính toàn cầu hóa và quốc tế hóa trong hệ thống giáo dục Việt Nam của NCS Nguyễn Bá Chính, ĐH Melbourne.

Chương trình còn chiếu bộ phim “Những cô gái chân dài”, nhằm đem lại một góc nhìn mới về xã hội Việt Nam hiện đại cho khoảng 200 thành viên tham dự. Tuần lễ đã khép lại vào ngày 3-2-2006. Thông tin thêm về chương trình, độc giả quan tâm, xin truy cập http://rspas.anu.edu.au/asiapacificweek/

B.C  (Canberra, Úc)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp