GS Jay Batongbacal, giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines - Ảnh: IISD
Đây là nội dung trong phát biểu của ông Batongbacal - giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines, trình bày tại tọa đàm trực tuyến ngày 15-5 do Đại sứ quán Mỹ ở Philippines tổ chức.
Tọa đàm này có sự tham gia của học giả từ Philippines, Malaysia, Việt Nam và Mỹ, và các đại biểu thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông leo thang gần đây.
Các diễn giả đã tập trung bàn về tình hình trên biển và hành động của Trung Quốc với các nước láng giềng và liên quan.
Trong phần trình bày của mình, GS Batongbacal đã thẳng thắn chỉ trích thái độ hung hăng của Trung Quốc thời gian qua, đồng thời phân tích cách thức Trung Quốc xử lý tranh chấp ở Biển Đông.
Nói về quan hệ Philippines - Trung Quốc, ông Batongbacal cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng mô tả nó như một ví dụ cho quan hệ song phương tốt đẹp. Tuy nhiên về bản chất, mối quan hệ hợp tác này luôn bế tắc khi nhắc tới những lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất.
Ông nêu ví dụ về tình hình đánh bắt cá gần bãi cạn Scarborough do Philippines kiểm soát nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng.
"Việc đánh bắt cá bất hợp pháp và mang tính phá hoại mà Trung Quốc đang làm ở Biển Đông, đặc biệt ở bãi Scarborough, vẫn không suy giảm, bất chấp việc Philippines yêu cầu dừng lại", ông Batongbacal chỉ ra.
Philippines từng là nước phản đối Trung Quốc rất mạnh mẽ trong vấn đề liên quan tới tuyên bố chủ quyền phi pháp "đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra ở Biển Đông.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục đẩy mạnh khuôn khổ hợp tác, khai thác chung với Manila thay vì tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài thường trực ở La Haye (Hà Lan) vào tháng 7-2016, vốn bác bỏ tuyên bố "đường chín đoạn" nêu trên.
Theo ông Batongbacal, xét tới việc "hợp tác" ấy, Trung Quốc cũng dường như chỉ nói mà không làm.
"Các cuộc thảo luận về thăm dò và phát triển chung được chờ đợi từ tháng 11-2018 và cho tới nay, diễn biến mới nhất cũng chỉ đơn giản là việc chỉ định các thành viên trong những ủy ban liên bộ nhằm giám sát các cuộc đàm phán trong tương lai liên quan tới các lĩnh vực hợp tác.
Phần cốt lõi của các cuộc thảo luận này là việc tạo ra khuôn khổ pháp lý và các cơ chế thực tiễn phục vụ cho việc thực hiện thăm dò chung lại không được giải quyết", GS Batongbacal đề cập tới một biên bản ghi nhớ về thăm dò, khai thác dầu khí chung ký tháng 11-2018 trong chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận