Ông Phan Lạc Tuyên làm phim tài liệu cùng TFS năm 2010 - Ảnh: TFS
Người Sài Gòn biết nhiều đến cái tên Phan Lạc Tuyên từ những năm 1950 qua nhạc phẩm Tình quê hương do nhạc sĩ Đạn Thọ phổ thơ của ông “Anh về qua xóm nhỏ/ Em chờ dưới bóng dừa/ Nắng chiều lên mái tóc/ Tình quê hương đơn sơ… Ruộng nghèo không đủ thóc/ Vườn nghèo nong tằm thưa/ Ngõ buồn màu hoang loạn/ Quê nghèo thêm xác xơ…”.
Cách nay tròn 51 năm, ngày 11-11-1961, cái tên Phan Lạc Tuyên bỗng vang dội giữa Sài Gòn trong cuộc binh biến đảo chính Ngô Đình Diệm.
Đại úy Phan Lạc Tuyên khi ấy tròn 32 tuổi đã chỉ huy liên đoàn biệt động Quân khu Thủ đô chiếm giữ Bộ tổng tham mưu với một khẩu đội trọng pháo và 2000 viên đạn sẵn sàng san bằng phủ tổng thống.
Sau khi đảo chính thất bại, Phan Lạc Tuyên tị nạn tại Campuchia rồi sau đó quay về Việt Nam tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tang lễ học giả Phan Lạc Tuyên cử hành tại chùa Diệu Pháp, 188 Nơ Trang Long, phường 13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Lễ truy điệu lúc 9g sáng 13-11. Lễ động quan lúc 9g30 cùng ngày. Hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. |
Các công trình của ông như Người Chàm ở Việt Nam, Từ Tây nguyên đến Đồng Nai, Lịch sử bang giao Việt Nam - Đông Nam Á, Nghiên cứu và điền dã… đều là những tài liệu dân tộc học kinh điển.Sau này, ông sang Ba Lan nghiên cứu tiến sĩ ngành dân tộc học và rẽ hẳn sang con đường khoa học.
Thần tượng của cuộc đời ông là Hồ Chủ tịch. Trong các sách vở, tài liệu để lại của ông có một lá thư mời dự tang lễ Hồ Chủ tịch, mảnh băng tang đen và một bông hoa vải được Phan Lạc Tuyên rút ra từ vòng hoa của Mặt trận Dân tộc giải phóng viếng trước linh cữu Người.
Vì có thần tượng là Bác Hồ mà Phan Lạc Tuyên đã có một cuộc lựa chọn và dấn thân mạnh mẽ như thế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận