09/08/2021 10:09 GMT+7

Học chữa lành vết thương tâm lý

MAI THƯƠNG
MAI THƯƠNG

TTO - Các lớp học chữa lành, trị liệu tâm lý nở rộ thời gian gần đây như một hệ quả của việc cần giải pháp cho người ta bám víu để giải quyết những khúc mắc bên trong chính mình.

Học chữa lành vết thương tâm lý - Ảnh 1.

Những kết nối lành mạnh cũng giúp con người vượt qua khủng hoảng trong đại dịch - Ảnh: MAI THƯƠNG

Ở nhà quá lâu trong thời gian giãn cách xã hội khiến con người phải đối mặt với những khủng hoảng tinh thần và các vấn đề về mặt tâm lý. Đó là lý do ra đời của những lớp học tâm lý.

Chúng ta quan tâm rất nhiều tới sức khỏe về thể chất, nhưng đời sống tâm lý lại thường xuyên bị bỏ quên. Vậy nên, nên học cách để vượt qua những chướng ngại trong cuộc sống, cách làm hòa với những thất bại mà chúng ta trải qua, những vấp ngã sau đổ vỡ.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành

Đối diện với những vết xước tinh thần

Đào Ngọc Minh - người sáng lập dự án "Đại học tự học", hiện đang đứng lớp học chữa lành trên nền tảng online với hơn 200 học viên mỗi lớp - chia sẻ: "Không phải đến lúc bị mắc kẹt trong đại dịch chúng ta mới nảy sinh những vấn đề về tâm lý. Nó vẫn luôn hiện diện ở đó, nhưng chúng ta có những tương tác vật lý với xã hội như đi làm, đi chơi, mua sắm, gặp gỡ mọi người để "ngó lơ" nó đi. 

Nhưng bây giờ, khi phải ở nhà, dịch bệnh tạo ra một điều kiện lý tưởng để các vấn đề tâm lý phát sinh ra ngoài. Với những người không có khả năng ở một mình, việc phải ở nhà quá lâu khiến họ bị căng thẳng, dằn vặt bản thân và dẫn đến khủng hoảng".

Kể về ý tưởng để tổ chức những lớp học này, Đào Ngọc Minh nói: "Trước nay, chúng ta cứ mải mê tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Nhưng khi chu du khắp thế giới, biết đủ về mọi thứ ngoài kia, ta mới nhớ ra mình chưa nhận thức được mình là ai. Đó là lúc ta cần quay vào bên trong để thấu hiểu bản thân mình. 

Nhất là giữa tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, những câu chuyện hằng ngày lặp đi lặp lại không có gì mới mẻ, đứt gãy kết nối vật lý với xã hội, thường xuyên đọc được những thông tin tiêu cực về dịch bệnh, thì việc kiểm soát được cảm xúc và làm chủ tâm lý sẽ giúp con người đỡ căng thẳng hơn để vượt qua".

Học chữa lành vết thương tâm lý - Ảnh 3.

Đường dây nóng Ngày mai cung cấp thông tin về sức khỏe tinh thần và tham vấn tâm lý trực tiếp qua điện thoại - Ảnh: MAI THƯƠNG

Tìm kiếm một sự giúp đỡ

Không chỉ có các lớp học chữa lành, những đường dây nóng được tạo lập để cùng mọi người vượt qua chấn thương tâm lý hay khủng hoảng trong đại dịch. Bảo Linh - điều phối viên Đường dây nóng Ngày mai - cho biết từ khi đi vào hoạt động vào tháng 5 đến nay, đường dây nhận được trung bình khoảng 40 cuộc gọi mỗi tuần. 

Thời lượng cuộc gọi cũng khá tùy thuộc - có những cuộc gọi khoảng 20 phút, nhưng có những cuộc gọi lên tới 1 tiếng - về những câu chuyện khác nhau như vướng mắc trong mối quan hệ hôn nhân, xích mích trong gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, áp lực học tập, ảnh hưởng tâm lý mùa dịch...

Đường dây nóng Ngày mai là một dịch vụ miễn phí, cung cấp thông tin về sức khỏe tinh thần và tham vấn tâm lý trực tiếp qua điện thoại cho người trẻ trầm cảm và người thân của họ. Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành - founder Đường dây nóng Ngày mai, các vấn đề tâm lý điển hình mọi người thường gặp phải trong thời gian này là hội chứng quá no đủ về mặt kết nối với gia đình nhưng thiếu những kết nối với xã hội. 

Việc này khiến bố mẹ và con cái căng thẳng với nhau, không điều phối được cảm xúc của mình khi tiếp xúc với những người trong gia đình quá nhiều mà không có các mối quan hệ khác để phân tán, cân bằng giữa gia đình và xã hội.

Hơn nữa, với những kết nối online trên mạng hiện nay tràn lan những thông tin về dịch bệnh mang lại sự lo lắng, căng thẳng. Điều này dẫn đến hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out) - vừa sợ có quá ít thông tin nhưng cũng vừa sợ gặp phải quá nhiều tin tức. Những năng lượng tiêu cực này được truyền từ người này sang người khác trong không gian gia đình tương đối nhỏ và ảnh hưởng đến nhau.

"Cảm giác lo lắng sẽ leo thang từ những người vốn dĩ đã có vấn đề về tâm lý và vô tình khiến những người chưa có vấn đề về tâm lý cũng dễ căng thẳng. Bởi vậy, những lớp học chữa lành hay các hoạt động tăng cường sức khỏe tinh thần là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn này" - chuyên gia tâm lý Hà Thành nói.

Trị liệu tâm lý trực tuyến giúp cộng đồng Trị liệu tâm lý trực tuyến giúp cộng đồng

TTO - Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ trị liệu nghệ thuật tại Mỹ, chị Nguyễn Hương Linh (32 tuổi) về Việt Nam mở rộng các hoạt động trị liệu nghệ thuật bằng nhiều hình thức.

MAI THƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp