09/12/2013 09:15 GMT+7

Học cho bộ, cho trường

NGUYỄN QUỐC DŨNG
NGUYỄN QUỐC DŨNG

TT- Thứ nhất, chương trình học quá tải, trẻ không thể “tiêu hóa” hết. Thứ hai, các cháu còn phải học cho bộ, cho nhà trường, cho thầy cô và cả cho cha mẹ nữa. Bạn đọc Trương Văn Thuận lý giải hiện tượng “Con học lớp 5 “căng” hơn bố học thạc sĩ” (Tuổi Trẻ 7-12).

kPKxKqk2.jpgPhóng to

Chúng tôi trích đăng một số trong hàng trăm ý kiến bạn đọc phản hồi sau tâm sự thật lòng của một phụ huynh trước áp lực học hành đè nặng con em mình.

* Thương con mà không biết làm sao

Con trai tôi đang học lớp 5, nhiều khi nhìn vào lịch học và bài tập về nhà của cháu mà tôi phát hoảng. Thương con mà không biết phải làm như thế nào nữa. Mỗi ngày cháu học từ 7g-17g30. Xong về nghỉ, ăn tối đến 19g lại đi học thêm đến 21g mới về và làm bài tập về nhà. Tuổi thơ của các cháu bây giờ không còn biết đến thể thao, những trò chơi dân gian nữa rồi. Thiết nghĩ Bộ GD-ĐT cần phải nghiên cứu và cải tiến lại phương pháp giáo dục trẻ.

* Thi quá nhiều

HS phải tham gia quá nhiều cuộc thi: nào là an toàn giao thông vòng trường, vòng cụm, vòng huyện, vòng tỉnh; nào là thi viết chữ đẹp; nào là thi giao lưu HS giỏi vòng trường, vòng cụm, vòng huyện, vòng tỉnh; nào là thi khéo tay kỹ thuật, thi vẽ, thi hát karaoke, thi làm lồng đèn, thi phụ trách sao giỏi, thi Nét đẹp tuổi thơ, thi đố em, thi tuyên truyền viên giỏi, thi Rung chuông vàng, thi giữa kỳ 1, học kỳ 1, giữa kỳ 2, học kỳ 2, thi Tiếng hát sơn ca, thi Nhành cọ non, thi trò chơi dân gian...

* Tổn thương cả cơ thể lẫn tâm hồn

Bản thân tôi từng là “nạn nhân” của vấn đề này. Nhớ lại khi tôi học cấp I mỗi ngày đều phải mang trên vai một chiếc cặp rất nặng suốt năm năm tiểu học, nặng cả về trọng lượng cũng như lượng kiến thức khổng lồ. Việc nhồi nhét cho học sinh liệu có đào tạo ra những nhân tài cho đất nước hay sẽ tạo ra nhiều người bị “tổn thương” cả cơ thể lẫn tâm hồn. Mới cấp I mà đã áp lực như vậy thì khi lên các cấp trên sẽ ra sao?

* Học nhiều nhưng không áp dụng được

Tôi đã thử cố gắng cứu con mình bằng cách: 1. Không cho đi học thêm (con tôi học lớp 6 bán trú); 2. Không yêu cầu con phải đạt bất cứ thành tích nào; 3. Không yêu cầu học thêm bài nào khác ngoài bài tập nhà trường giao. Kết quả là con vẫn phải học bài rất muộn, từ 19g30-22g. Tôi đã chủ động nhắc con đi ngủ đúng giờ, nhưng con rất sợ không hoàn thành bài được giao, tối khuya vẫn dụi mắt cố học, trông rất tội nghiệp. Tôi biết học kiểu này chẳng có chất lượng gì, mà cho dù có chất lượng thì phần lớn những điều trẻ phải học cũng chẳng áp dụng gì vào cuộc sống sau này cả, thật là vô lý!

* Sao không hành động?

Tôi ngạc nhiên là tại sao các vị chỉ biết ngồi kêu ca thay vì hành động để giúp các cháu. Vừa rồi con tôi học lớp 2 đang chuẩn bị thi học kỳ 1, cháu phải làm đề cương ôn tập gì đó mà cả tuần làm đến 21g vẫn chưa xong. Vợ chồng tôi bàn với nhau lên phản ảnh với thầy hiệu trưởng. Kết quả là thầy hiệu trưởng đã làm việc lại với thầy chủ nhiệm lớp và thầy nhận khuyết điểm, không tạo áp lực bài vở cho các cháu nữa. Con tôi đã trở lại sinh hoạt vui chơi bình thường. Nếu con các vị cũng bị như vậy thì xin hãy đứng lên đấu tranh thay cho các cháu.

* Con học thêm là do cha mẹ lười biếng

Con tôi năm nay học lớp 5 nhưng chưa bao giờ đi học thêm và cũng chưa có cô giáo nào trù dập cả. Ngoài giờ học trên trường, cháu chỉ học vẽ và đàn thôi. Buổi tối tôi thường ngồi học cùng bé. Bé sẽ giải tất cả các bài được giao về nhà và chuẩn bị bài cho ngày kế tiếp. Nếu còn thời gian hai cha con sẽ làm toán khó hơn. Tôi nghĩ con học thêm là do cha mẹ lười biếng không theo sát chương trình học của con.

NGUYỄN QUỐC DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp