12/08/2023 19:17 GMT+7

Học cách trở thành cha mẹ chủ động

Ngày 12-8, ConCuaTui tổ chức tọa đàm “Làm cha mẹ chủ động” tại Trường đại học Hoa Sen (quận 1, TP.HCM). Hoạt động nằm trong sự kiện “Ra mắt Cộng đồng làm cha mẹ chủ động” nhằm giới thiệu ứng dụng ConCuaTui đến với cộng đồng.

ConCuaTui tổ chức tọa đàm "Làm cha mẹ chủ động" tại Trường đại học Hoa Sen - Ảnh: NHÃ CHÂN

ConCuaTui tổ chức tọa đàm "Làm cha mẹ chủ động" tại Trường đại học Hoa Sen - Ảnh: NHÃ CHÂN

"Thương con đúng cách, thương mình đúng lúc"

Tại tọa đàm, thầy Nguyễn Minh Thành - nghiên cứu sinh tiến sĩ tâm lý học, chuyên gia đào tạo phụ huynh và giáo viên - cho biết mỗi cha mẹ đều có những khó khăn riêng trong việc nuôi dạy con cái. Chúng thường được chia làm ba nhóm: sức khỏe thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ; sức khỏe tinh thần của cha mẹ; các mối quan hệ trong gia đình.

Tọa đàm có sự tham gia của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục, xã hội học - Ảnh: NHÃ CHÂN

Tọa đàm có sự tham gia của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục, xã hội học - Ảnh: NHÃ CHÂN

Thầy Nguyễn Hồng Ân - thạc sĩ tâm lý học, giám đốc chương trình tâm lý học tại Trường đại học Hoa Sen - cho hay tại New Zealand, nền phúc lợi xã hội rất tốt, giáo dục hoàn toàn miễn phí, điều này hỗ trợ tích cực cho cha mẹ. 

Cụ thể, bất kỳ gia đình nào khi sinh con đều có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng thường xuyên liên lạc với cha mẹ để tư vấn về cách chăm sóc con cái. Ngoài ra, định kỳ tại các bảo tàng, thư viện sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí miễn phí để cha mẹ đưa con cái đến tham gia.

Trong khi đó, tại Việt Nam hầu như việc nuôi con là trách nhiệm hoàn toàn của bậc cha mẹ. Chính vì vậy nếu muốn con phát triển toàn diện thì buộc họ phải có đủ cả ba yếu tố: tiền, thời gian và công sức.

Cũng theo cô Phạm Nguyễn Ngọc Nguyên - thạc sĩ công tác xã hội lâm sàng, chính những vấn đề trên đã khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy kiệt sức, thậm chí là hối hận khi sinh con. Họ hối hận không phải vì không yêu thương, không cần con mà là vì cảm thấy có lỗi khi con mình không được hạnh phúc như những đứa trẻ khác. 

Chính cảm giác tội lỗi đó đã khiến cha mẹ cảm thấy hối hận khi mang con đến với thế giới này. Từ đó dẫn đến những hành vi đáng tiếc, nghiêm trọng nhất là tự tử.

Thế nhưng, đa phần phương pháp hướng dẫn nuôi con hiện nay chỉ chú trọng đến việc làm sao nuôi dạy con cái một cách hiệu quả, mà quên đi việc hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. 

Chính vì vậy, cô Nguyên nhấn mạnh các bậc cha mẹ phải biết "thương con đúng cách và thương mình đúng lúc" để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Trở thành những người cha, người mẹ chủ động

Cô Phạm Trần Kim Chi - cao học tâm lý học tích cực, chuyên gia giáo dục độc lập - nhận định chúng ta thường làm cha mẹ theo kiểu "phản ứng lại với hành vi của con", luôn đi sau những gì diễn ra với con. Nghĩa là đợi đến khi hành vi đó xảy ra rồi, chúng ta mới suy nghĩ đến những chiến lược "phải làm thế nào".

Học cách trở thành cha mẹ chủ động - Ảnh 3.

Nhiều bậc phụ huynh đến tham gia tọa đàm để lắng nghe chia sẻ, lời khuyên từ chuyên gia về cách trở thành những người cha, người mẹ chủ động - Ảnh: NHÃ CHÂN

Làm cha mẹ chủ động là một kiểu ngược lại. Bậc cha mẹ phải học những "kỹ năng làm cha mẹ" trước khi hành vi của con cái diễn ra. Có nghĩa trước khi con chọn làm gì đó, con đã được hướng dẫn, hỗ trợ và có cơ hội thực hành những kỹ năng trong sự nâng đỡ và khuyến khích của cha mẹ.

Đồng tình với quan điểm trên, thầy Nguyễn Minh Thành cho biết hành trình làm cha mẹ là hành trình rất dài, hạnh phúc có, khó khăn có, nên cha mẹ phải chủ động chuẩn bị tốt về mặt vật chất, tinh thần và kiến thức. Bên cạnh đó, phải có đủ thời gian và sự yêu thương dành cho con. 

Chỉ khi có thời gian và sự yêu thương, cha mẹ mới có thể hiểu rõ con mình đang cần gì, gặp vấn đề gì và giúp con đưa ra những định hướng, lời khuyên hợp lý.

Cũng theo thầy Nguyễn Hồng Ân, để trở thành một cha mẹ chủ động, cha mẹ phải là người hướng dẫn và đồng hành, thay vì ra lệnh và yêu cầu con tuân theo. Đầu tiên, cha mẹ phải học cách quan sát, nhận biết và hiểu những đặc điểm của con, từ đó dự đoán được kỹ năng tiếp theo mà con cần.

Kỹ năng mà con cần cũng có thể được đưa ra, thông qua sự trao đổi của cha mẹ và con cái về mong muốn và kỳ vọng của cả hai. Tiếp đến là chia nhỏ những kỹ năng thành những bài học, kiến thức cụ thể và tạo cơ hội cho con hiểu và thực hành, trước khi con bước vào cuộc sống với kỹ năng đó một cách thực sự.

Trở thành một người cha, người mẹ chủ động, con cái mới có cơ hội trưởng thành an toàn trong vòng tay nâng đỡ, khuyến khích của cha mẹ, trước khi trưởng thành thật sự với cuộc sống ngoài kia.

Các gia đình trẻ hào hứng với chương trình

Các gia đình trẻ hào hứng với chương trình

ConCuaTui là ứng dụng cung cấp những kiến thức nuôi dạy con cái (từ 0 - 18 tuổi) một cách chuyên sâu, đa dạng và được hỗ trợ nội dung từ các nhà chuyên môn thực thụ ở các lĩnh vực tâm lý, giáo dục, xã hội học.

Bên cạnh đó, ứng dụng còn bổ sung nhiều phương pháp để bậc phụ huynh có thể tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình trong hành trình nuôi dạy con cái.

ConCuaTui đang ngày càng được nâng cấp và bổ sung đầy đủ tính năng hỗ trợ cha mẹ trở thành những "cha mẹ chủ động", để có thể nuôi dạy con một cách toàn diện, như:

- Kiến thức được cá nhân hóa để phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình.

- Trải nghiệm trực quan - hỏi đáp nhanh - ý tưởng thực hành cụ thể.

- Nhiều hoạt động: đào tạo, hội thảo, tư vấn - tham vấn cùng đội ngũ chuyên gia uy tín.

- Kiến tạo cộng đồng cha mẹ để cùng nhau trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nuôi dạy con cái.

 

 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp